Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

CÔNG NGHỆ & THIẾT BỊ

Thiết bị sàng lọc, rửa cát: Giải pháp cho vấn đề khan hiếm cát sạch

28/11/2016 - 03:39 CH

Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam, đã chính thức cấp Bằng độc quyền sáng chế thiết bị sàng lọc và rửa cát (số 16065) cho tác giả Võ Tấn Dũng (Công ty TNHH Phan Thành, TP.Cần Thơ). Theo Giám đốc Sở Xây dựng TP.Cần Thơ, ông Nguyễn Tấn Dược, sáng chế này phù hợp yêu cầu sử dụng cốt liệu sạch, cung ứng sản phẩm cho thị trường để người có nhu cầu lựa chọn.
Ý tưởng sáng chế của ông Dũng nảy sinh từ thực tiễn nhiều năm kinh doanh vật liệu xây dựng và tiếp cận lý thuyết yêu cầu về chất lượng cốt liệu sử dụng cho bê tông. Ông Võ Tấn Dũng đã theo đuổi công trình sáng chế này từ 6 năm qua.

Cách đây 5 năm, sáng chế thiết bị sàng lọc, rửa sạch cát đoạt giải Nhất - Hội thi sáng tạo kỹ thuật TP.Cần Thơ năm 2011, và địa phương chọn tham dự Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Toàn quốc (VIFOTEC) lần thứ 11 và tiếp tục đoạt giải Nhất.

Sáng chế này đã được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới trao giải WIPO dành cho giải pháp xuất sắc nhất năm 2011. Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã trao bằng Lao động Sáng tạo cho cá nhân tác giả Võ Tấn Dũng.


Sản phẩm cát qua sàng lọc, rửa sạch từ thiết bị sáng chế này đã được ông Dũng đưa ra thị trường vài năm nay và nhóm nghiên cứu (do thạc sĩ Lê Thành Phiêu làm chủ nhiệm) - trường đại học Cần Thơ, đưa vào thí nghiệm thực hiện đề tài khoa học về “thành phần cốt liệu cho bê tông nhằm mang lại hiệu quả cho công trình xây dựng” đã đi đến kết luận: khi sử dụng cát sạch sẽ tiết kiệm từ 10- 17% lượng xi măng cho mỗi khối bê tông B25.

Sản phẩm cát sau khi được thiết bị sàng lọc, rửa sạch của tác giả Võ Tấn Dũng, còn được nhóm tác giả thuộc Trung tâm Vật liệu Xây dựng miền Nam (Viện Vật liệu Xây dựng), đưa vào nghiên cứu thành công đề tài “Sử dụng cát mịn vùng ĐBSCL chế tạo bê tông và vữa xây dựng” từ năm 2014.

Thạc sĩ Lê Văn Quang, chủ nhiệm đề tài này, nêu rõ việc sử dụng cát mịn vùng ĐBSCL cho chế tạo bê tông là nhằm đơn giản hóa khâu thiết kế cấp phối và sử dụng nguyên vật liệu đầu vào sẵn có tại địa phương, góp phần giải quyết khó khăn về khan hiếm cát hạt thô trong xây dựng hiện nay và trong tương lai không xa.

Thiết bị sàng lọc, rửa sạch cát đã được tác giả Võ Tấn Dũng đưa vào ứng dụng đáp ứng kịp thời yêu cầu áp dụng qui định “cốt liệu (cát, đá) khai thác trong tự nhiên phải được rửa sạch” đảm bảo hàm lượng bụi, bùn, sét và tạp chất hữu cơ phù hợp với qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về “sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng” mã số QCVN 16:2014/BXD (ban hành theo Thông tư 15/2014/TT-BXD).

Tiến sĩ Trần Ngọc Nguyên, Giám đốc Sở Khoa học công nghệ TP.Cần Thơ khẳng định công trình sáng chế này là một giải pháp kỹ thuật có giá trị thực tiễn rất lớn. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Trần Ngọc Nguyên, thì việc triển khai ứng dụng sáng chế thiết bị sàng lọc, rửa sạch cát vào thực tiễn còn khó vì doanh nghiệp nhỏ, năng lực tài chính hạn chế.

TH (Một thế giới)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng