Trở
ngại đầu tiên là thiếu điện. Theo ước tính của Vụ Công nghiệp nặng (Bộ
Công thương), các tháng mùa khô năm nay, sẽ thiếu khoảng 2 tỷ kWh điện.
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, Bộ Công thương đã đề nghị ngành thép và
xi măng thông báo cho các đơn vị Cá cược game
về những khó khăn trong việc
cung cấp điện năm 2011, để sớm có giải pháp cải tiến công nghệ, thiết
bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng của các đơn vị sản xuất.
Thiếu điện và tiêu thụ là hai vướng mắc lớn mà doanh nghiệp xi măng phải đối mặt
Trao
đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Trịnh Công Loan, Ủy viên HĐQT Tổng
công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết, với tình hình
cung ứng điện căng thẳng trong mùa khô năm nay (cao điểm từ tháng 3 đến
tháng 6), nếu phải tiết giảm điện, doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại, vì
phải dừng chạy lò.
“Ảnh
hưởng của việc cắt điện không chỉ khiến doanh nghiệp giảm sản lượng, mà
việc dừng chạy lò còn khiến doanh nghiệp tiêu tốn thêm vài chục triệu
đến hàng trăm triệu đồng để khởi động lại”, ông Loan phân tích.
Bên
cạnh nỗi lo thiếu điện, khâu tiêu thụ cũng đang làm “đau đầu” các lãnh
đạo doanh nghiệp xi măng trong năm 2011. Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam,
năm 2011, cả nước sẽ có thêm 12 nhà máy xi măng (tổng công suất lên tới
10,18 triệu tấn/năm) đi vào hoạt động, nâng tổng sản lượng của toàn
ngành năm 2011 ước đạt 63-65 triệu tấn. Trong khi đó, theo dự báo, nhu
cầu tiêu thụ xi măng năm 2011 chỉ tăng khoảng 10% so với năm 2010, dao
động trong khoảng 55-56 triệu tấn.
Như
vậy, không chỉ cạnh tranh gay gắt trong tiêu thụ nội địa, các doanh
nghiệp còn phải cạnh tranh trong việc tìm kiếm đối tác xuất khẩu, cũng
như lo trả nợ vốn, lãi vay đầu tư các dây chuyền mới.
Minh
chứng là, đầu tháng 1/2011, Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn, đơn vị
Cá cược game
của VICEM đã chính thức khánh thành dây chuyền 2 với công
suất 4.000 tấn clinker/ngày, tương đương 1,6 triệu tấn xi măng/năm. Cùng
với dây chuyền 1 có công suất 1,4 triệu tấn xi măng/năm, việc đưa vào
hoạt động dây chuyền 2 đã nâng tổng công suất toàn nhà máy lên 3 triệu
tấn xi măng/năm. Tổng mức đầu tư của Dự án là 3.338 tỷ đồng, trong đó
vốn tự có 324 tỷ đồng, chiếm 10% tổng mức đầu tư, còn lại 2.914 tỷ đồng
là vốn huy động và vốn vay từ các tổ chức tài chính và ngân hàng.
Ông
Lương Quang Khải, Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn cho hay, năm
2010, doanh thu của Công ty đạt gần 1.600 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 80,5
tỷ đồng, nhưng năm 2011, một mặt lo đẩy mạnh tiêu thụ, cân đối kế hoạch
sản xuất, kinh doanh, Công ty còn phải lo trả nợ khoản vay 600 tỷ đồng
vốn vay cho các tổ chức tín dụng, chưa kể một phần tiền lãi. Trong bối
cảnh cung xi măng lớn hơn cầu, đây là áp lực lớn đối với doanh nghiệp
này.
Theo
VICEM, năm 2011, các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục bị thiệt kép vì
sự biến động tỷ giá trước đó. Vì vậy, nhằm giúp các đơn vị sản xuất bù
đắp chi phí đầu vào tăng cao (giá điện, than, xăng dầu, chênh lệch tỷ
giá, bao bì...), từ ngày 1/2/2011, VICEM đã chính thức tăng giá bán xi
măng thêm 60.000 đồng/tấn.
“Giá
xi măng trong nước đang thấp hơn 20% so với các nước trong khu vực. Tại
miền Bắc, giá xi măng dao động trong khoảng 42 - 45 USD/tấn và miền Nam không vượt quá 60 USD/tấn”, ông Lê Văn Chung, Chủ tịch HĐQT VICEM cho biết.
NV- Theo báo Đầu tư