Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng nỗ lực vượt khó

10/07/2024 - 02:57 CH

Giá nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất tăng cao cùng tác động của suy thoái kinh tế trên thế giới và trong nước khiến nhu cầu xây dựng giảm, việc tiêu thụ sản phẩm chậm gây áp lực lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ cuối năm 2022 đến hết năm 2023, thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung rơi vào cảnh trầm lắng, số lượng giao dịch rất ít. Được xem là "mắt xích" cuối cùng của chuỗi giá trị bất động sản, ngành sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng bị ảnh hưởng nặng nề. Lãi suất ngân hàng tăng cao, kinh tế khó khăn khiến nhu cầu xây dựng giảm mạnh, nhất là những công trình dân dụng, xây dựng, sửa chữa nhà ở của người dân.

Thực tế cho thấy, đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề này phải cắt giảm nhân sự, giảm sản lượng sản xuất, cho người lao động nghỉ làm tăng ca, thêm giờ; nhiều đại lý phân phối phải tạm đóng cửa, sang nhượng cho thuê mặt bằng kinh doanh. Ngay thời điểm đầu năm 2024, một số doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đã buộc phải cắt giảm từ 30 - 50% công suất hoạt động như Công ty TNHH Vitto Vĩnh Phúc (Tam Dương), Công ty TNHH Hoàn Mỹ (Vĩnh Yên)...

Do đơn hàng trong nước, xuất khẩu sụt giảm mạnh cùng với giá nguyên liệu biến động mạnh, hoạt động của Công ty Cổ phần Công nghiệp Á Mỹ (Lập Thạch) trong năm 2023 gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy, nhờ tự đổi mới mình, nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã sản phẩm, tiếp tục rà soát nâng cấp và làm mới cho 37 showroom trưng bày sản phẩm... daonh nghiệp vẫn duy trì việc làm ổn định cho gần 2.000 người lao động.

Để giải quyết các khó khăn trong năm 2024 khi sức tiêu thụ của thị trường toàn cầu giảm 10%; các quốc gia có nhiều chính sách bảo hộ cho các sản phẩm trong nước bằng hàng rào thuế quan, tiêu chuẩn khắt khe, đón đầu xu hướng "sản xuất xanh", doanh nghiệp đẩy mạnh cải tiến, xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp; tập trung nghiên cứu, liên tục tung ra thị trường các sản phẩm mới, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và hạn chế phát thải gây ô nhiễm môi trường như gạch, sàn gỗ ion âm; sàn gỗ diệt khuẩn...

Nhờ đó, 6 tháng đầu năm 2024, công ty đã sản xuất được 4,2 triệu m² gạch ốp lát các loại. Sản phảm hiện có mặt tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và được xuất khẩu sang 25 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường "khó tính" với tiêu chuẩn nghiêm ngặt như Mỹ, Anh, châu Âu...
 
Nhu cầu xây dựng sụt giảm khiến việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gặp không ít khó khăn.
 
Chuyên sản xuất gạch, ngói cao cấp với 2 dây chuyền tự động, công suất đạt 3 triệu sản phẩm/năm, năm 2024, Công ty Cổ phần Ngói cao cấp Amado, khu công nghiệp Tam Dương II đặt ra mục tiêu phấn đấu trở thành nhà sản xuất gạch, ngói đất sét nung cao cấp hàng đầu Việt Nam và xuất khẩu khoảng 20% gạch, ngói sang thị trường các nước Đông Nam Á trong năm 2024. Nỗ lực vượt khó trong bối cảnh thị trường vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn, công ty tập trung tối ưu hóa quy trình sản xuất, đảm bảo thực hiện 5S trong sản xuất, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2015.

Cùng với sự khởi sắc của thị trường bất động sản từ đầu quý II năm nay, sản lượng tiêu thụ của công ty cũng ghi nhận mức tăng đáng kể. 6 tháng đầu năm 2024, công ty sản xuất được hơn 2,5 triệu m² gạch, ngói các loại; duy trì được việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 310 lao động với mức lương bình quân từ 7 - 10 triệu đồng/người/ tháng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, sau một thời gian trầm lắng, đến nay, thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đã và đang có dấu hiệu khởi sắc. Nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở và các công trình phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân gia tăng, công tác giải ngân vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tích cực, tiến độ thi công các công trình cơ bản đảm bảo kế hoạch đã thúc đẩy và mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp gia tăng sản lượng và doanh thu cho các doanh nghiệp trong ngành.

Nhờ đó, hoạt động xây dựng của tỉnh trong 6 tháng đầu năm duy trì ổn định và tăng trưởng; giá trị gia tăng ngành Xây dựng ước tăng 7,4% so với cùng kỳ, đóng góp 0,34 điểm % tăng trưởng GRDP của tỉnh. Sản lượng sản xuất của các sản phẩm vật liệu xây dựng tăng mạnh; trong đó, chỉ tính riêng sản phẩm gạch ốp lát ước tăng 8,21% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường bất động sản nhìn chung vẫn còn chậm, chưa thực sự có thể tạo "cú huých" thúc đẩy tăng trưởng ngành Vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào vẫn ở mức cao, khiến vật liệu xây dựng từ đầu năm đến nay tăng đột biến khiến các nhà thầu thi công gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện các hợp đồng xây dựng, điều này cũng ảnh hưởng tới việc gia tăng số lượng các dự án, công trình trong thời gian tới.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nói riêng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường trách nhiệm trong thực thi công vụ; tập trung giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư, lựa chọn nhà thầu, đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của các công trình, dự án, nhất là các công trình, dự án lớn, trọng điểm.

Triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh và bền vững. Cùng với đó, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành cần tiếp tục chủ động đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, tiết giảm chi phí sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, duy trì hoạt động và vượt qua khó khăn.
 
VLXD.org (TH/ Báo Vĩnh Phúc)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng