Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG

Nghiên cứu các tính chất của bê tông hàm lượng tro bay cao HVFC

Bài viết này, nghiên cứu tính chất công tác (độ sụt) của hỗn hợp bê tông hàm lượng tro bay cao (HVFC). Các tính chất của bê tông HVFC đã đóng rắn cũng được nghiên cứu như cường độ nén, cường độ uốn khi kéo, chẻ bửa, độ co ngót khô của bê tông. Kết quả thử nghiệm trên các mẫu bê tông HVFC cho thấy tính công tác của hỗn hợp bê tông tăng dần khi tăng tỷ lệ tro bay thay thế lần lượt là 60; 70; 80%. Cường độ nén của bê tông phát triển tăng dần theo thời gian đặc biệt có ưu thế ở những tuổi muộn. Các tính chất cơ lý khác như cường độ uốn khi kéo, chẻ bửa, độ co ngót khô của bê tông HVFC cũng đều có ưu thế vượt trội hơn so với mẫu bê tông thông thường.

Chế tạo vật liệu xây dựng từ phế thải công nghiệp có khả năng hấp thụ khí thải carbon

Cường độ chịu nén và độ hút nước của bê tông chứa cốt liệu tái chế

Tính kết cấu bê tông dạng sàn rỗng chịu tác dụng tải trọng sóng nén

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng các giải pháp tính kết cấu dạng sàn rỗng vào việc tính kết cấu công trình trong đất chịu tác dụng tải trọng sóng nén. Qua đó đề xuất phương pháp tính theo dạng quy đổi về sàn phẳng tương đương có tin cậy, đảm bảo an toàn cho công trình, thuận tiện trong tính toán.

Lớp phủ giúp vật liệu kính có khả năng làm mát bằng bức xạ

Các bề mặt kính mang đến nhiều công dụng như làm sáng không gian cũng như thẩm mỹ công trình, nhưng cũng khiến cho nhiệt độ hấp thụ vào bên trong. Một vật liệu mới có thể giúp kính tăng thêm sự riêng tư, làm mát không gian bên trong và tự động làm sạch.

Đánh giá tính chất của xi măng portland ở nhiệt độ cao khi sử dụng phế thải ngói làm phụ gia khoáng

Vật liệu chịu nhiệt không những rất cần thiết trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mà còn có vai trò quan trọng trong xây dựng dân dụng ở một số hạng mục cần chịu nhiệt, chống cháy. Nghiên cứu và phát triển vật liệu chịu nhiệt sử dụng xi măng portland và phế thải công nghiệp góp phần giải quyết được nhu cầu của vật liệu chịu nhiệt trong nước. Bài viết giới thiệu sử dụng phế thải ngói lợp làm phụ gia khoáng cải thiện tính chất của xi măng portland, hướng đến làm vữa, bê tông chịu nhiệt cho các công trình xây dựng.

Giảm clinker trong xi măng hướng tới các mục tiêu bền vững

Trong bài viết này, Michele Di Marino & Stefano Zampaletta, Tập đoàn Cementir & Casper Mathirasen, Unicon A/s, tìm hiểu vai trò của các công thức xi măng và bê tông mới trong việc đưa ngành Xi măng hướng tới một tương lai thuần bằng 0.

Trung Quốc: Nghiên cứu tre thành vật liệu trong suốt

Các nhà khoa học Trung Quốc biến tre thành vật liệu trong suốt có khả năng chống cháy, chống nước, ngăn khói, có thể trở thành đối thủ cạnh tranh với kính, New Atlas mới đây đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Research.

Mô hình nhà thân thiện môi trường sử dụng kiện rơm ép đầu tiên tại Việt Nam

Mô hình nhà thân thiện môi trường sử dụng kiện rơm ép là kết quả thực hiện của dự án ReBuMat về "Tài nguyên - Xây dựng hiệu quả sử dụng vật liệu xây dựng bền vững". Mô hình nhà thân thiện này sẽ được sử dụng lâu dài vào mục đích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; đây được xem là một sản phẩm khoa học có ý nghĩa của việc hợp tác giữa Trường ĐH Xây dựng Hà Nội và Trường ĐH Kỹ thuật Lübeck.

Xác định biến dạng từ biến của bê tông Geopolymer chế tạo tại Việt Nam

Bê tông Geopolymer (GPC) được xác định là bê tông thân thiện với môi trường, giảm phát thải CO2. Đã có những nghiên cứu về thành phần vật liệu của GPC, các tính chất cơ học như cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo, mô đun đàn hồi, ảnh hưởng của môi trường… những nghiên cứu về từ biến của GPC còn ít và cho kết quả khá khác nhau khi so với bê tông thông thường (OPC) cùng cường độ chịu nén. Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào về từ biến của GPC.

Xem theo ngày:

Thương hiệu vật liệu xây dựng