Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Phát triển vật liệu không nung

Thanh Hóa: Đẩy mạnh đẩu tư sản xuất gạch không nung

25/09/2014 - 03:51 CH

Thực hiện chương trình phát triển VLXKN theo Quyết định số 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Xây dựng, về sản xuất, sử dụng gạch không nung, năm 2013 cũng như đầu 2014, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất gạch không nung tạo ra một nguồn cung sản phẩm này khá dồi dào.
Công ty CP Sản xuất vật liệu xây dựng và thương mại Huy Hoàng đã mạnh dạn đầu tư 12,5 tỷ đồng mua dây chuyền công nghệ cao sản xuất gạch không nung  với tổng công suất 12 triệu viên/năm. Sản phẩm của công ty chủ yếu cung ứng cho các đơn vị xây dựng trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, sản phẩm gạch không nung của công ty sản xuất đã và đang nhận được sự tin dùng của nhiều đơn vị, người dân trong tỉnh.

Năm 2013, Công ty TNHH Hảo Phụng (Nga Sơn) cũng đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung. Theo ông Phạm Minh Phụng, giám đốc công ty, cho biết: “Hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất của chúng tôi có tính đồng bộ tự động hóa cao và rất hiện đại. Công suất của nhà máy là 12 triệu viên QTC/năm. Hiện sản phẩm gạch không nung của công ty đã có các đơn đặt hàng sản xuất.

Theo thống kê, tính đến thời điểm này, trên toàn tỉnh đã có 7 cơ sở cơ sở sản xuất VLXKN  với công suất 204 triệu viên QTC (quy tiêu chuẩn)/năm và có 2 dự án đang đầu tư xây dựng với công suất thiết kế là 30 triệu viên QTC/năm tại các huyện, thị, thành phố: TP Thanh Hóa, các huyện Tĩnh Gia, Nga Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa và Ngọc Lặc; các đơn vị này đã công bố chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN 6477:2011. Các sản phẩm VLXKN bao gồm: doanh gạch bê tông block, gạch nhẹ,



Nhằm khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản xuất VLXKN, trong thời gian qua, trên cơ sở chủ trương củ Chính phủ và Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức để đưa VLXKN vào công trình xây dựng. Và mới đây nhất, ngày 26-8-2014, UBND tỉnh đã ra kế hoạch thực hiện “Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

Theo kế hoạch này, từ nay đến năm 2017, Thanh Hóa sẽ xóa bỏ tất cả các lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò đứng. Các huyện miền xuôi và trung du sẽ hoàn thành việc xóa bỏ trước ngày 31.12.2015, còn các huyện miền núi phải thực hiện xóa bỏ xong trước 31.12.2017.

UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ngừng cấp phép đầu tư xây dựng mới các lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò đứng, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch; đồng thời nghiêm cấm các cơ sở sản xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để sản xuất gạch và nâng mức phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên với việc khai thác đất sét sản xuất gạch.

Thanh Hóa cũng đã nghiêm cấm các nhà máy, tổ chức thu mua nguyên liệu đất sét không có nguồn gốc hợp pháp, gây mất an ninh trật tự, tiếp tay cho tổ chức, cá nhân khai thác đất trái phép. Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây dựng không nung. Những công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên, không phân biệt nguồn vốn, bắt buộc phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây dựng của công trình.

Có một thực tế khó khăn chung hiện nay, đó là, mặc dù nguồn cung các sản phẩm VLXKN tuy khá dồi dào, nhưng các sản phẩm gạch không nung trên địa bàn tỉnh mới chỉ được sử dụng một phần nhỏ trong các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh, lượng tiêu thụ chậm, hàng tồn nhiều dẫn tới sản xuất bị ngừng trệ. Tính đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng tiêu thụ gạch không nung trên địa bàn tỉnh chỉ đạt khoảng 10% so với công suất thiết kế.

Do vậy, trong thời gian tới, để phát triển bền vững sản xuất và thị trường tiêu thụ gạch không nung, các doanh nghiệp cần phải đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, cũng cần hoàn chỉnh việc ban hành hệ thống quy chuẩn, quy trình kỹ thuật thi công, các định mức, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư và nhà thầu trong việc đưa các loại sản phẩm này vào công trình. Các địa phương cũng cần đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giúp người dân tiếp cận, khuyến khích sử dụng gạch không nung trong xây dựng nhà ở, nhằm tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường.

VLXD.org (TH)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng