Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Văn bản - Chính sách

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 23/2009/NĐ-CP:Sẽ có chế tài xử phạt nếu huy động vốn trái luật

17/04/2013 - 02:16 CH

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh BĐS; khai thác, sản xuất, kinh doanh VLXD; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở vừa được Bộ Xây dựng ban hành lấy ý kiến thay thế Nghị định số 23/2009/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Xây dựng vừa đề xuất mức phạt từ 130 – 150 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về huy động vốn trong đầu tư xây dựng dự án BĐS.

Chủ đầu tư sẽ bị phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng nếu không dành quỹ đất xây dựng NƠXH khi dự thảo
được thông qua.


Quy định rõ chế tài xử phạt

Theo quy định hiện hành những dự án có quy mô từ 10ha trở lên phải bàn giao 20% diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH). Nhưng thực tế thì các chủ đầu tư đã lách quy định này bằng việc xin các dự án nhỏ lẻ dưới 10ha. Tại TP.HCM, trong số 312 dự án được phê duyệt hoặc chấp thuận đầu tư thì chỉ có 13 (466ha) dự án có quy mô trên 10ha. Theo quy định, 13 dự án này phải dành 38,4ha cho xây dựng NƠXH nhưng thực tế mới chỉ có 1 dự án làm được điều này.

Các dự án sau khi được phê duyệt, đến nay phần nhiều là bỏ hoang, nguyên nhân là do việc giao đất nhỏ lẻ, không được kết nối giao thông, không có hạ tầng xã hội trong khi đó các TP lớn đang rất cần quỹ đất để xây dựng NƠXH.

Để hạn chế tình trạng trên, tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 23 đã nêu rõ chế tài xử phạt hành vi vi phạm quy định về phát triển nhà ở. Cụ thể, phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng nếu không dành quỹ đất hoặc dành không đủ diện tích đất trong dự án để xây dựng quỹ NƠXH theo quy định; Không đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật theo đúng dự án được phê duyệt; Triển khai chậm tiến độ dự án theo nội dung dự án đã được duyệt.

Ông Vũ Xuân Thiện – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết: “Tại Dự thảo này, hành vi tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, cải tạo, tháo dỡ kết cấu phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng; Thay đổi kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật; Trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài chung cư... sẽ bị phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng. Nếu cá nhân, chủ đầu tư không khắc phục sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP”.

Sẽ cưỡng chế nếu không tự nguyện chấp hành


Sau 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế. Trường hợp vi phạm trật tự xây dựng thì thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ thực hiện theo quy định của Nghị định 180/2007/NĐ-CP.

Theo dự thảo Nghị định, nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp như: Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền tài khoản tại ngân hàng; Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.

Tại Dự thảo cũng nêu rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tới từng cấp xã, huyện, tỉnh, đoàn thanh tra liên ngành Sở Xây dựng; đoàn thanh tra liên ngành Bộ Xây dựng. Đối với thanh tra viên xây dựng phạt tiền không quá 500 nghìn đồng, buộc chủ đầu tư khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền xử phạt cao nhất lên đến 500 triệu đồng đối với lĩnh vực xây dựng, tước giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận... tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Trong trường hợp tổ chức cá nhân có khiếu nại tố cáo về quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng thì việc phá dỡ công trình có thể ngừng lại để giải quyết. Nhưng phải thực hiện việc cắt điện, cắt nước và cấm công nhân xây dựng tại công trình trong thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Theo baoxaydung

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Thương hiệu vật liệu xây dựng