Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bảo vệ môi trường

Lựa chọn mô hình đầu tư nhà máy xử lý rác thải

15/04/2011 - 08:57 SA

Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phu phê duyệt.
Quyết định của Chính phủ đã nêu rõ: Quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác quản lý tổng hợp chất thải rắn và Quản lý tổng hợp chất thải rắn phải đáp ứng theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, theo đó các tổ chức; cá nhân phát sinh chất thải, gây ô nhiễm suy thoái môi trường có trách nhiệm đóng góp kinh phí, khắc phục, bồi dưỡng thiệt hại theo quy định của pháp luật.


Nhà máy xử lý rác thải Sông Công, công suất 50 tấn rác/ngày.

Như vậy, vấn đề quan trọng nhất đối với việc xử lý chất thải rắn hiện nay là việc huy động nguồn lực và cơ chế tài chính để đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược đã được phê duyệt.

Để lựa chọn mô hình đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện của Việt Nam, cần phân tích thực trạng mô hình đầu tư xử lý chất thải rắn hiện nay, tìm ra những tồn tại, vướng mắc ở từng khâu, từng chủ thể trong mối liên hệ liên quan đến toàn bộ hoạt động đầu tư xử lý chất thải rắn và đề xuất phương án hợp lý cho từng công đoạn của quá trình đầu tư. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, mỗi địa phương, mỗi dự án thực hiện theo một cách thức khác nhau, chưa có mô hình chuẩn hợp lý, các nội dung tiêu chí chưa được xác định, cơ chế chính sách áp dụng đối với mỗi mô hình cũng rất khác nhau. Dẫn đến việc thực hiện còn nhiều lúng túng.

Về các cơ quan quản lý Nhà nước: Ở Trung ương có trách nhiệm đề ra các cơ chế, chính sách về quản lý, các cơ chế, chính sách về ưu đãi, hỗ trợ nguồn lực. Ở địa phương có trách nhiệm triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương, tổ chức quản lý thực hiện các chương trình dự án đầu tư, thực thi các chính sách ưu đãi, bảo đảm hỗ trợ các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn thực hiện có hiệu quả. Trong thực tế, thời gian qua, hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước mặc dù đã đề cập rất nhiều những nội dung liên quan đến xử lý chất thải rắn nhưng còn thiếu cụ thể, thể hiện ở các mặt: Chính sách hỗ trợ nguồn lực (cho vay, cấp vốn…). Chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất, đất đai, cơ sở hạ tầng. Chính sách về thuế, phí. Chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm đầu ra. Vì vậy, việc triển khai các dự án đầu tư ở mỗi địa phương, mỗi dự án chưa thống nhất, còn nhiều lúng túng.

Mặc dù Nhà nước đã có quy hoạch và nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tư, tuy nhiên do đặc thù lĩnh vực đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn trong thực tế hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do còn vướng mắc nhiều về cơ chế chính sách và hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, trong thực tiễn không thu hút được các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực đầu tư này. Đối với những TP lớn như Hà Nội, TP.HCM, một số dự án được đầu tư phải dựa trên nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ riêng biệt, nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn như: Tiếp cận với nguồn vốn vay rất khó khăn, lãi suất cao. Chưa có mức hỗ trợ, ưu đãi cụ thể về cơ sở hạ tầng. Sản phẩm đầu ra khó tiêu thụ. Quy định trả phí xử lý rác thải chưa rõ ràng, nếu có cũng chưa đầy đủ. Định hướng lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn còn lúng túng chưa chọn được công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Về các Ngân hàng thương mại thường không “mặn mà” với việc cho vay các dự án đầu tư trong lĩnh vực này do lãi suất cho vay thấp, thu hồi vốn chậm, thời gian cho vay dài. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có liên quan đến quá trình đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn (bao gồm cả doanh nghiệp cung cấp công nghệ, thiết bị và doanh nghiệp đầu tư nhà máy) rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách cụ thể để đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư xử lý chất thải rắn.

Về nhà cung cấp dây chuyền thiết bị công nghệ xử lý chất thải rắn bao gồm các đơn vị sản xuất thiết bị trong nước, các đơn vị nhập khẩu thiết bị từ nước ngoài. Ở Việt Nam, hiện nay đang song song tồn tại nhiều dây chuyền công nghệ khác nhau để xử lý chất thải rắn.Ví dụ: Nhà máy xử lý rác thải đang hoạt động tại Hà Nội sử dụng ông nghệ Tây Ban Nha có công suất 150 tấn rác thải/ngày; Nhà máy xử lý rác thải Phúc Khánh - Thái Bình sử dụng công nghệ trong nước công suất 150 tấn rác thải/ngày; Nhà máy xử lý rác thải Tràng Cát - Hải Phòng sử dụng công nghệ Hàn Quốc công suất 100 tấn rác thải/ngày; Nhà máy xử lý rác thải Sơn Tây - Hà Nội sử dụng công nghệ trong nước (Seraphin) công suất 200 tấn rác thải/ngày… Đa số các công nghệ này có sản phẩm đầu ra là sản phẩm phân vi sinh.

Riêng dự án đầu tư nhà máy xử lý và tái chế rác thải tại xã Tân Quang, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên thông qua chương trình hợp tác phát triển Việt Nam - Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường và Hợp phần phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo, sử dụng công nghệ MBT-CD.08 trong nước sản xuất. Ưu điểm của công nghệ này là xử lý triệt để rác thải, không chôn lấp; tự động phân loại và thu hồi các phế thải nhằm tái chế thành các sản phẩm khác (nylon, sắt, thủy tinh), tái chế rác thải thành nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; diện tích chiếm đất của nhà máy nhỏ, vận hành quản lý, vận hành và bảo trì đơn giản; hoạt động của nhà máy không gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường khí, ô nhiễm đất như các công nghệ xử lý khác.

Hiện nay, việc cung cấp cho thị trường một nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ MBT-CD.08 hoàn toàn do các nhà sản xuất trong nước (như COMA, LILAMA, Cty TNHH Thủy lực máy…) hoặc cũng có thể là liên danh giữa các Cty này thực hiện. Đây là bước tiến rất tích cực về lĩnh vực xử lý rác thải của các doanh nghiệp, các nhà khoa học của Việt Nam.

Về chi phí cho xử lý 1 tấn rác thải tại nhà máy: cần phải có tính toán xây dựng mức kinh phí hợp lý cho tất cả các địa phương trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí để xử lý. Hiện nay, mỗi địa phương quy định 1 mức riêng khác nhau (như Hà Nam thu 159 nghìn đồng/tấn, Hà Tây (trước đây) thu 100 nghìn đồng/tấn, Thái Nguyên đề nghị mức thu từ 10 - 12 USD/tấn… trong khi ở Thượng Hải, Hàng Châu, Triết Giang - Trung Quốc mức thu là 26 USD/tấn, Cáp Nhĩ Tân - Nhật mức thu 26 USD/tấn, ở Thái Lan là 30 USD/tấn, ở Pháp là 117 USD/tấn…).

Đối với công nghệ viên đốt, theo Dự án đầu tư Nhà máy xử lý và tái chế rác thải tại thị xã Sông Công thì chi phí để xử lý 1 tấn rác là 627.361 đồng (chưa tính khấu hao các chi phí cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng và phần làm đường vào khu vực nhà máy) với mức Ngân sách dự báo cho xử lý là 120 nghìn đồng/tấn, đã có lãi là 158.306 đồng/tấn. Cách tính trong dự án cần xem xét cụ thể, nhất là khả năng tiêu thụ viên đốt. Nhìn chung, đây là công nghệ có tính khả thi.

Như vậy, cùng với sự cố gắng của các chủ thể trong đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn, và những ưu việt mà mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công-tư mang lại, hy vọng rằng mô hình này sớm được triển khai rộng rãi trên phạm vi cả nước góp phần quan trọng trong việc cải thiện điều kiện môi trường.

PT_Theo TS Phạm Văn Khánh
Vụ trưởng Vụ Kinh tế Xây dựng - Bộ Xây dựng.

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng