Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Ngành VLXD và những khó khăn, thách thức phải đối mặt

15/11/2016 - 02:58 CH

Đánh giá lại tình hình phát triển ngành vật liệu xây dựng (VLXD) của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2016, ông Nguyễn Quang Cung - nguyên Vụ trưởng Vụ VLXD thuộc Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng - chia sẻ về những khó khăn, thách thức mà ngành này đang phải đối mặt.
Ông đánh giá thế nào về tình hình thị trường VLXD trong 10 tháng qua?

Trong năm nay, thị trường VLXD có chiều hướng tốt hơn những năm trước do nhu cầu xây dựng tăng, dao động tăng từ 7 - 10%. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm VLXD ngày càng tốt lên. Những doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản xuất VLXD chất lượng thấp đang sáp nhập để trở thành những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh.

Điều này giúp thị trường phát triển cân bằng giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa. Trước đây, cũng có những thời điểm, chúng ta tiêu thụ rất nhiều sản phẩm nhưng thiếu vắng sản phẩm cao cấp, chủ yếu là nhập của nước ngoài. Còn hiện nay, dòng sản phẩm cao cấp trong nước sản xuất được xuất hiện rất nhiều. Nói chung, sản phẩm VLXD sản xuất trên đất Việt Nam ngày càng có chất lượng tốt hơn, sức cạnh tranh được nâng lên. Bên cạnh đó, xuất khẩu sản phẩm cũng đi vào thế ổn định, được thị trường nước ngoài chấp nhận.

Điểm nổi bật nhất của thị trường VLXD trong thời gian qua là vật liệu không nung phát triển mạnh hơn những năm trước, đang có xu hướng thắng thế. Ngay cả trong lĩnh vực vật liệu nung, sản phẩm cũng được cải tiến rất nhiều.


Ngành VLXD Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh họa.

Ông có đề xuất biện pháp gì để tháo gỡ những khó khăn, thách thức của ngành VLXD?

Cái khó khăn của ngành VLXD trong năm nay và một số năm tới là thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là ở Trung Quốc có sự dư thừa công suất của thị trường trong nước, nên nước này buộc phải xuất khẩu với khối lượng lớn ra bên ngoài. Thực tế, họ đã bắt đầu xuất khẩu ra bên ngoài rồi. Và đương nhiên, họ sẽ hạ giá bán sản phẩm xuống mức rất thấp.

Nếu chúng ta theo đuổi mục tiêu xuất khẩu thì thực sự không có lãi, mà không theo đuổi thì sẽ dư thừa sức sản xuất. Như vậy, giá thành sản xuất và sự lãng phí sẽ tăng lên, làm cho thị trường nội địa bị xáo trộn. Đây là khó khăn lớn nhất của ngành VLXD Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.

Đó là chưa nói đến các chính sách về thuế của Nhà nước đối với sản phẩm xuất khẩu đang gây khó khăn cho ngành VLXD. Mặt khác, giá xuất khẩu của các nước trong khu vực đang xuống rất thấp. Thêm nữa, lượng xuất khẩu của nhiều nước tăng lên. Trong năm tới, nếu không có chính sách phù hợp thì chắc chắn ngành VLXD Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, bắt đầu từ xuất khẩu, từ đó ảnh hưởng tới thị trường trong nước.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp sản xuất VLXD trong nước phải đối phó như thế nào với các nhà đầu tư ngoại, hàng ngoại?

Về vấn đề hội nhập, có một số chuyên gia đánh giá là doanh nghiệp Việt Nam đang thờ ơ, dường như không quan tâm tới vấn đề này. Thực chất không phải như thế, mặc dù không nói ra, nhưng trong hoạt động, họ đang ráo riết tiết giảm chi phí để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngành VLXD mặc dù gần đây đã được đầu tư công nghệ, dây chuyền mới, hiện đại, nhưng vẫn thể hiện những yếu kém nhất định, khả năng cạnh tranh còn kém như yếu kém trong quản lý, thiếu đội ngũ cán bộ công nhân được đào tạo bài bản để thực hiện quá trình vận hành, sản xuất, thương mại...

Thực ra, cuộc cạnh tranh giữa VLXD trong và ngoài nước đã diễn ra từ rất lâu rồi, nhưng rõ ràng đến lúc thuế nhập khẩu bằng 0% thì sẽ có khó khăn hơn. Nhưng nhìn ngược lại, sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài rất lớn, có nghĩa là chúng ta đủ sức cạnh tranh với các đối thủ ngoại ngay tại thị trường của các nước khác, mặc dù chi phí vận tải lớn, chịu nhiều loại chi phí khác, phương tiện vận tải lại còn kém hơn. Nói tóm lại là không nên chủ quan, nhưng chúng ta có thể tự tin rằng doanh nghiệp của chúng ta đã, đang có sự chuẩn bị để có thể đứng vững. Chỉ mong Nhà nước làm sao có chính sách nhất quán, và có hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực, hiệu quả thông qua hệ thống chính sách như hệ thống vận chuyển, kho bãi, thủ tục thông thoáng, đỡ tốn kém chi phí, công sức của doanh nghiệp...

Theo Báo Đấu thầu
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng