Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Thị trường sắt thép mắc kẹt giữa Nga và Trung Quốc

28/03/2022 - 03:14 CH

Các thị trường thép và quặng sắt Châu Á đang như “sợi chỉ cố gắng luồn qua lỗ kim hẹp” giữa một bên là chính sách phong tỏa chống Covid-19 của Trung Quốc và một bên là khả năng xuất khẩu từ Nga và Ukraine bị đứt gãy.

Yếu tố đầu tiên (phong tỏa ở Trung Quốc) gây áp lực giảm giá, bởi sản lượng thép của Trung Quốc có thể giảm do một số khu vực sản xuất tạm dừng hoạt động, chẳng hạn như Đường Sơn, cũng như khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Yếu tố thứ 2 (Nga và Ukraine) có thể gây áp lực tăng giá, cũng có thể gây giảm giá, tùy thuộc vào diễn biến cuộc xung đột giữa hai quốc gia này.

Cả Nga và Ukraine đều là những nhà xuất khẩu thép lớn, trong đó Nga xuất khẩu khoảng 28 triệu tấn/năm trong những năm gần đây, chỉ đứng sau Nhật Bản, mặc dù kém xa nước sản xuất số một là Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu 52,63 triệu tấn sản phẩm thép vào năm 2021, theo dữ liệu chính thức.

Ukraine xuất khẩu khoảng 15 triệu tấn thép/năm, xếp thứ 8 và cũng là nước xuất khẩu quặng sắt lớn thứ 5 Thế giới, mặc dù khối lượng của nước này còn nhỏ so với các nhà xuất khẩu hàng đầu là Australia và Brazil.

Theo nghiên cứu của Refinitiv, Ukraine đã xuất khẩu 21,26 triệu tấn quặng sắt vào năm 2021, tương đương khoảng 2,5% mức 884 triệu tấn mà Australia đã xuất khẩu.

Kể từ khi Nga thực hiện "Chiến dịch đặc biệt" ở nước láng giềng Ukraine vào ngày 24/2, các khách hàng quốc tế đã ngừng mua thép của nước này, mặc dù có thể sẽ mất vài tháng trước khi tác động đầy đủ của các lệnh trừng phạt trở nên rõ ràng.

Các chuyến tàu chở sắt thép của Ukraine cũng bị ảnh hưởng, do một số cảng biển lớn gần các khu vực có giao tranh, khiến các chủ tàu, công ty bảo hiểm và thương nhân không muốn qua lại các cảng biển đó.

Điều này có vẻ khả quan đối với giá cả quặng sắt và thép, do nguồn cung có khả năng bị thắt chặt, đặc biệt là ở châu Âu – thị trường tiêu thụ phần lớn nguồn cung từ Nga và Ukraine.

Tuy nhiên, điều đó cũng có thể khiến thép Nga chuyển hướng sang châu Á nhiều hơn, do các nhà xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm không còn được người châu Âu mua nữa. Điều đó, một khi xảy ra, có thể làm chao đảo thị trường thép của châu Á, đặc biệt nếu các sản phẩm của Nga được giảm giá mạnh và trở nên rẻ hơn nhiều so với sản phẩm của các nhà cung cấp truyền thống của khu vực, là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ngược lại, các nhà xuất khẩu châu Á có thể tìm thấy cơ hội mới để xuất hàng sang châu Âu, đặc biệt nếu các nhà máy thép châu Âu bị hạn chế bởi chi phí năng lượng tăng, cản trở hoạt động sản xuất thép của chính họ.

Nhìn chung, tác động của việc Nga có khả năng bị loại trừ khỏi phần lớn thị trường thép châu Âu cũng sẽ được cảm nhận ở châu Á, và dự kiến ​​ các dòng chảy thương mại sẽ có sự điều chỉnh lại.

Phần lớn những khả năng đó cũng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thép của Trung Quốc trong tương lai, phụ thuộc vào việc thời gian phong tỏa chống Covid-19 của nước này sẽ kéo dài bao lâu, và liệu tiếp theo có tăng cường các chương trình kích thích kinh tế (chi tiêu mạnh mẽ cho hạ tầng cơ sở) hay không, khi mà Bắc Kinh đang nỗ lực lấy lại động lực kinh tế.

VLXD.org (TH/ NSKT)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng