>> Tiêu thụ vật liệu xây dựng tăng so với năm trước
Bộ Xây dựng đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 tại Quyết định 567/QĐ-TTg, ngày 28/04/2010.
Theo dự báo nhu cầu sử dụng vật liệu xây ở nước ta vào các năm 2015, 2020 tương ứng là 23 và 33 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC). Để sản xuất ta 1 tỷ viên gạch đất sét nung chúng ta phải tiêu tốn 1,5 triệu m3 đất sét (tương đương 75ha đất khai thác ở độ sâu 2m), 150.000 tấn than và thải ra môi trường 0.57 triệu CO2.
Như vậy đến năm 2020, nếu sử dụng hoàn toàn gạch đất sét nung, mỗi năm chúng ta phải tiêu tốn 50 triệu m3 đất sét (tương đương 2.500ha đất khai thác ở độ sâu 2m), 5 triệu tấn than và thải ra môi trường 19 triệu tấn CO2 gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác.
Cũng theo quy hoạch ngành điện và luyện kim, việc phát triển các nhà máy nhiệt điện đến năm 2020 mỗi năm sẽ thải ra 30 – 40 triệu tấn tro xỉ gây ô nhiễm môi trường.
Để có thể khắc phục những hậu quả nói trên, theo ông Tới, chúng ta cần có nhiều biện pháp phát triển và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung là biện pháp căn cơ.
“Sản xuất vật liệu xây không nung còn sử dụng được tro xỉ, bã vôi thạch cao là phế thải từ các nhà máy nhiệt điện chạy than, nhà máy hóa chất phân bón với hàng chục triệu tấn mỗi năm”, ông Lê Văn Tới khẳng định.
Gạch không nung là vật liệu xây dựng chống cháy tuyệt vời, chưa phân hủy sinh học, bền và không độc hại, đảm bảo hiệu suất nhiệt tuyệt vời cho các tòa nhà. Ngoài ra, bức tường được xây bằng gạch không nung giúp cách âm tốt vì khả năng truyền dẫn âm thanh thấp và một cảm giác chung của những bức từng đó là vững chắc và an toàn. Với nhưng ưu điểm tuyệt vời, gạch không nung rất thích hợp cho việc xây dựng các tòa nhà, đặc biệt là các nhà cá nhân đơn giản không cần các công cụ hoặc thiết bị tốn kém.
Một trong những lợi thế lớn nhất của loại gạch này là nó cho phép người xây dựng có thể thu nhỏ trước khi chúng được đặt lên tường. Nguy cơ co rút, nứt thấp và có khả năng chịu nước tốt. Nó có thể được cắt dễ dàng các lỗ hỏng để phục vụ cho việc xây dựng tiếp theo và các tiện ích cho ngôi nhà của bạn.
Nhiều người đã tìm ra sự hấp dẫn của bức tường được xây bằng gạch không nung. Với những ưu thế vượt trội của sản phẩm gạch không nung nên hiện nay nhiều đơn vị thi công đang chọn sản phẩm này để phục vụ cho các công trình của mình.
Bắt đầu từ năm 2013, theo quy định của Chính phủ, tất cả các công trình xây dựng dùng vốn ngân sách đều phải sử dụng gạch không nung và những công trình của tư nhân cao từ 9 tầng trở lên cũng phải dùng loại gạch này… Như vậy có thể nói bắt đầu từ năm 2013, hoạt động xây dựng trên cả nước bước sang một giai đoạn mới: thân thiện hơn với môi trường.
Ông Lê Văn Tới cho biết tiêu thụ sản phẩm tháng 11/2015 cho thấy hầu hết các sản phẩm vật liệu xây dựng đều tăng từ 5 – 10% so với cùng kỳ năm trước, trừ sản phẩm gạch đất sét nung – giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng của 11 tháng, chúng ta có thể ước sản lượng của cả năm 2015 như sau: Năm 2015, cả nước sử dụng tổng cộng khoảng 22,85 tỷ viên QTC, trong đó 17,5 tỷ viên QTC là gạch đất sét nung (bằng 97% so với năm 2014) và 5,33 tỷ viên QTC là vật liệu xây không nung (bằng 113% so với năm 2014).
Năm 2015, tỷ trọng vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây là 20 – 25% và năm 2020 tỷ trọng đó là 30 – 40%. Riêng vật liệu xây không nung loại nhẹ năm 2015 chiếm 21% và năm 2020 khoảng 25% trong tổng số vật liệu xây không nung. Hàng năm sử dụng khoảng 15 – 20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) để sản xuất vật liệu xây không nung. Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lỏ thủ công, thủ công cải tiến.
Ông Tới đánh giá công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung là công nghệ sạch và tiên tiến, cần có chủ trương và các giải pháp đồng bộ để thúc đẩy phát triển các công nghệ này, góp phần thực hiện thành công Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, theo Quyết định số 567/QĐ-TTg, ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Mai Anh (VLXD.org)