Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sản xuất xanh

Thuế carbon của EU tác động không nhiều tới phát thải

01/03/2024 - 08:11 SA

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu, dự kiến có hiệu lực vào năm 2026 sẽ áp phí nhập khẩu đối với các sản phẩm như thép, xi măng và điện, dựa trên lượng khí thải CO trong quá trình sản xuất. Các khoản phí này nhằm mục đích hạn chế “rò rỉ carbon” của các sản phẩm gây ô nhiễm khi chuyển sản xuất từ ​​các quốc gia có quy định nghiêm ngặt hoặc giá carbon cao sang những quốc gia có quy định ít nghiêm ngặt hơn hoặc giá thấp hơn.

Tuy nhiên, theo Báo cáo Hội nhập Kinh tế Châu Á 2024 vừa được công bố mới đây, mô hình thống kê cho thấy Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon có khả năng giảm lượng phát thải carbonn toàn cầu ít hơn 0,2% so với một cơ chế mua bán khí thải với giá carbon là 100 Euro (108 USD) mỗi tấn và không có thuế carbon. Đồng thời, các khoản phí này có thể làm giảm khoảng 0,4% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu và khoảng 1,1% xuất khẩu của châu Á sang khu vực này, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng của một số nhà sản xuất trong Liên minh châu Âu.
 
Lượng khí thải carbon dioxide do chuỗi giá trị toàn cầu đã tăng nhanh, với việc châu Á đang phát triển chịu trách nhiệm về tỷ trọng ngày càng tăng. Nguồn ADB.
 
Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định, bản chất phân tán của những sáng kiến định giá carbon theo các lĩnh vực và vùng miền, bao gồm cả Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon, chỉ có thể hạn chế một phần rò rỉ carbon. Để giảm đáng kể lượng khí thải carbon trên toàn cầu, đồng thời bảo đảm những nỗ lực về khí hậu có hiệu quả và bền vững hơn, các sáng kiến định giá carbon cần được mở rộng sang các khu vực khác ngoài Liên minh châu Âu , đặc biệt là châu Á.

Các tiểu vùng của châu Á (Trung và Tây Á) có tỷ trọng hàng xuất khẩu các sản phẩm thải ra nhiều carbon trong quá trình sản xuất sang châu Âu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực hơn bởi cơ chế Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon và hệ thống mua bán khí thải của Liên minh châu Âu. Theo báo cáo, với những tác động phân phối dự kiến, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, cần có các cơ chế khuyến khích phù hợp để thúc đẩy áp dụng rộng rãi việc định giá carbon.
 

Liên minh Châu Âu ước tính Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon. Nguồn ADB.

 
Báo cáo cũng khuyến nghị các biện pháp khử carbon trong thương mại quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu. Lượng khí thải carbon từ những nguồn này đang tăng nhanh hơn so với các nguồn khác và cũng đang tăng nhanh hơn ở châu Á so với các khu vực khác. Một trong số những khuyến nghị là việc thực hiện các chính sách mục tiêu nhằm khuyến khích mua bán các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với khí hậu; hỗ trợ các quy định và tiêu chuẩn môi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ xanh; và hỗ trợ các chính phủ và tổ chức quốc tế thúc đẩy đầu tư và cơ sở hạ tầng xanh. Báo cáo tiếp tục kêu gọi hợp tác toàn cầu để xây dựng các khuôn khổ kế toán được chấp nhận rộng rãi nhằm có thể theo dõi lượng khí thải trong các sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả.

VLXD.org (TH/ VOV)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng