Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sự kiện

An Giang sẵn sàng chia sẻ nguồn vật liệu cát cho công trình trọng điểm quốc gia

09/07/2024 - 10:05 SA

Trong buổi làm việc với Tổ công tác liên ngành của Chính phủ do Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Duy Lâm dẫn đầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, An Giang sẵn sàng chia sẻ nguồn vật liệu cát cho công trình trọng điểm quốc gia ở vùng ĐBSCL.
“Ngay cả thời điểm chỉ còn có 1 mỏ cát đang hoạt động, tỉnh vẫn chia sẻ 50% sản lượng cho công trình trọng điểm ở tỉnh khác” - bà Nguyễn Thị Minh Thúy nhấn mạnh.

Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, khối lượng cát cần phân bổ theo cơ chế đặc thù cho cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (3 đoạn qua tỉnh An Giang, TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang) và cao tốc Cần Thơ - Cà Mau là hơn 23,8 triệu m3. Đến nay, UBND tỉnh An Giang đã cấp xác nhận thu hồi 10 khu mỏ với trữ lượng hơn 15,2 triệu m3, cộng với hơn 3,4 triệu m3 đã bố trí từ các dự án nạo vét và các khu mỏ trước đây, tổng trữ lượng cát mà tỉnh đã phân bổ hơn 18,64 triệu m3 (còn thiếu gần 5,2 triệu m3).

Đối với các công trình trong tỉnh hiện còn thiếu hơn 8,5 triệu m3, cộng với khối lượng còn thiếu cho các công trình cao tốc, An Giang hiện còn thiếu hơn 13,7 triệu m3 cát.

Thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại buổi làm việc với các bộ, địa phương, cơ quan có liên quan về xử lý khó khăn, vướng mắc cho dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam, An Giang đang thực hiện thủ tục điều tiết hơn 2,43 triệu m3 cát đã bố trí cho cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sang cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, tập trung vào khu mỏ trên sông Tiền (thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới).

Thực tế cho thấy, dù An Giang vẫn còn một số mỏ cát sông có thể khai thác, nhưng trữ lượng khó đáp ứng đủ nhu cầu 13,7 triệu m3 cát còn thiếu. Chưa kể, thủ tục cấp phép khai thác lại một số mỏ phức tạp, kéo dài do vướng quyết định đóng cửa mỏ trước đây; nhiều khu vực mỏ nằm trong đoạn sông đang bị sạt lở hoặc khu vực bờ sông không ổn định, có nguy cơ sạt lở (đã được cảnh báo sạt lở), có thể ảnh hưởng đời sống dân sinh nên cần đánh giá tác động môi trường chặt chẽ.

Trước khó khăn này, UBND tỉnh An Giang đề xuất: Đối với khối lượng cát đã giao tỉnh An Giang phân bổ, bố trí cho các đoạn cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (đoạn qua TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang) nhưng còn thiếu, kiến nghị Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) điều phối từ các tỉnh khác còn nguồn cát với trữ lượng lớn (như Tiền Giang, Bến Tre) hoặc xem xét, sử dụng nguồn cát biển.

Đồng thời, kiến nghị Bộ GTVT, Bộ T&MT và các cơ quan quan xem xét, sớm hướng dẫn việc sử dụng nguồn cát biển, các tiêu chuẩn nhiễm mặn đất nông nghiệp, nước nuôi trồng thủy sản, ngưỡng chịu mặn của một số loài cây; xác định khu vực, địa phương cụ thể được phép sử dụng nguồn cát biển để san lấp, nhằm triển khai mở rộng, giảm áp lực cho việc khai thác cát sông.

“Các chủ đầu tư, nhà thầu thi công cao tốc nên chủ động đăng ký khai thác, sử dụng nguồn cát biển khi đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, thay vì cứ trông chờ vào nguồn cát sông” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy đề nghị.

VLXD.org (TH)

Thương hiệu vật liệu xây dựng