Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Xi măng

Xi măng lò đứng không còn "chỗ đứng"

13/08/2014 - 04:51 CH

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến thời điểm này, các dây chuyền hầu hết đã chuyển sang công nghệ lò quay, trạm nghiền, hoặc chuyển đổi sang sản xuất khác.
Chương trình ba triệu tấn lò đứng do Bộ Xây dựng chủ trì những năm 90 thế kỷ 20 đã góp phần giải tỏa "cơn khát" thời thiếu hụt. Những công trình đã sử dụng xi măng lò đứng, được thi công đúng kỹ thuật cho đến giờ vẫn bền vững với thời gian. Hầu hết, dây chuyền xi măng lò đứng trên cả nước đều đã khấu hao hết và có lãi trong giai đoạn 2000 - 2005. Nhiều dây chuyền khấu hao hết lần thứ nhất, được tái định giá và tái khấu hao đến lần thứ hai, thậm chí có dây chuyền đến lần thứ ba. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng công nghệ xi măng lò đứng là công nghệ quá độ và chỉ phù hợp từng giai đoạn phát triển công nghệ và kinh tế nhất định của những nước đang phát triển. Về khách quan, tầm nhìn quy hoạch xi măng thời điểm đó còn hạn chế, phần nào tác động xấu về an sinh xã hội và môi trường, nhưng có thể nói đã hoàn thành sứ mệnh của mình.


Nhà máy xi măng lò đứng tại Hà Nam.

Chính phủ cũng đã nhìn nhận được xu thế tất yếu của xi măng lò đứng cho nên khi phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (trước đây), gần đây khi phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, đều đề cập đến lộ trình xóa bỏ hoàn toàn xi măng lò đứng trước năm 2016. Thời điểm hiện nay, việc chú trọng đầu tư theo chiều sâu, phát triển bền vững được đặt lên hàng đầu, xi măng lò đứng không còn "chỗ đứng" trên thị trường là điều tất yếu. Bản thân thị trường đã không chấp nhận sản phẩm xi măng lò đứng, do vậy các dây chuyền xi măng lò đứng càng "cố đấm ăn xôi" sẽ càng lỗ và không hiệu quả.

Trong tổng số 55 dây chuyền xi măng lò đứng trước đây, hiện tại chỉ còn vài dây chuyền còn sản xuất clanh-ke, trong đó có Xi măng Hà Tiên Kiên Giang, Xi măng Cao Bằng. Một số dự án xin chuyển đổi từ lò đứng sang lò quay đã không được triển khai như kế hoạch do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, không thuận lợi về sản xuất và tiêu thụ, hoặc các lý do khác, trong khi công nghệ xi măng trên thế giới và Việt Nam không ngừng phát triển.

Các dự án với công suất dưới 2.500 tấn clanh-ke/ngày đến nay đã lạc hậu về các chỉ tiêu, như tiêu hao năng lượng và suất đầu tư cao, các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường không bảo đảm. Ðầu năm 2013, Bộ Xây dựng đã rà soát, đề nghị và được Thủ tướng đưa ra khỏi quy hoạch chín dự án có công suất nhỏ hơn 2.500 tấn clanh-ke/ngày. Như vậy đối với các dự án còn có thể chuyển đổi được, chủ đầu tư phải tích cực đẩy mạnh triển khai, đồng thời cũng cần sự hỗ trợ từ các địa phương trong việc bảo đảm việc làm ổn định cho người lao động. Bộ Xây dựng với chức năng quản lý ngành cũng cần tích cực cùng các địa phương rà soát chương trình xóa bỏ xi măng lò đứng; xem xét chuyển đổi từ lò đứng sang lò quay công suất lớn (nếu có điều kiện), ưu tiên các dây chuyền tại khu vực miền nam, các khu vực mật độ nhà máy xi măng thấp.

Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp chuyển đổi công năng của các nhà máy xi măng lò đứng theo hướng giảm thiểu tiêu hao , thân thiện . Bộ đang tập trung nghiên cứu việc sử dụng các lò nung của dây chuyền xi măng để đốt rác, tạo ra các sản phẩm cho ngành phân bón và sản xuất vật liệu xây không nung.


Theo /Báo Nhân dân *

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng