Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

VLXD hoàn thiện

Thị trường gạch ốp lát vẫn tồn tại nhiều thách thức

19/09/2018 - 02:46 CH

Thị trường gạch ốp lát Việt Nam chứng kiến cạnh tranh gay gắt trong nhiều năm qua. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước đang đối mặt với hai thách thức lớn là gạch nhập lậu và lách thuế từ Trung Quốc và chưa tạo ra khác biệt sản phẩm và truyền thông về chất lượng đến người tiêu dùng.
Trung Quốc vừa trải qua nhiều thập kỷ bùng nổ phát triển và chuyển giao công nghiệp. Nền kinh tế thứ hai thế giới đang tiến tới “trạng thái cân bằng” mới. Lĩnh vực bất động sản và xây dựng đang chậm lại khiến nhu cầu về vật liệu xây dựng, trong đó có gạch ốp lát giảm dần. Theo Hiệp hội Gốm sứ và Xây dựng Trung Quốc, có khoảng 1.452 doanh nghiệp gạch với 3.621 dây chuyền sản xuất đang hoạt động tại Trung Quốc (trừ một số khu vực như Bắc Kinh, Thiên Tân, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan). Công suất trung bình ước tính đạt 45 triệu m2/ngày.


Điều đó có nghĩa là thị trường gạch ốp lát tại Trung Quốc đang phải đối mặt tình trạng dư cung, gây sức ép lớn cho hoạt động tiêu thụ và xuất khẩu của các doanh nghiệp. Việt Nam là một trong những thị trường hướng đến của gạch Trung Quốc. Năm 2016, gạch ốp lát xuất sứ Trung Quốc tại thị trường Việt Nam được ước tính chiếm khoảng 70% thị phần.

Một trong những vấn đề được đặt ra là kiểm soát nhập khẩu và nhập lậu. Thuế hiện hành áp dụng đối với gạch nhập khẩu của Trung Quốc dao động từ 15% đến 40%. Gạch chưa tráng men có mức thuế khoảng 15% trong khi gạch tráng men có mức thuế cao hơn, có thể lên đến 40%. Tuy nhiên, việc kiểm soát vấn đề sản phẩm nhập khẩu tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, các mặt hàng gạch ốp lát nhập khẩu từ Trung Quốc trên thực tế chịu một mức thuế tương đối thấp; qua đó, được bán với mức giá thấp hơn thị trường, cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Tạo ra khác biệt sản phẩm và truyền thông về chất lượng đến người tiêu dùng là khó khăn kế tiếp của các doanh nghiệp trong nước. Hầu hết các sản phẩm gạch được phân phối thông qua các đại lý, cửa hàng bán lẻ với nhiều thương hiệu và mẫu mã khác nhau. Khi không có sự tư vấn tốt nhất, điều này gây khó khăn cho sự lựa chọn của khách hàng. Những mặt hàng có thương hiệu cũng bị ảnh hưởng.


Một số thương hiệu nổi bật trong nước cũng đang cạnh tranh gay gắt với nhau, như Viglacera, Đồng Tâm, Bạch Mã, Thạch Bàn. Công suất gạch ốp lát hiện tại của Viglacera (HOSE: VGC) đạt khoảng 13,5 triệu m2 đối với gạch ceramic (3% thị phần) và 9 triệu m2 đối với gạch granite (11,2% thị phần). Mặc dù là một thương hiệu lâu năm, doanh nghiệp đang phải đối mặt cạnh tranh khốc liệt trong 6 tháng đầu năm 2018 khi biên nhuận gộp mảng gạch ốp lát giảm xuống còn 21% so với mức trung bình 24% những năm trước. Công ty CP CMC (HOSE: CVT) cũng báo cáo mức biên lãi gộp giảm xuống 22% so với mức 26% cùng kỳ năm 2017, mặc dù doanh nghiệp vừa tăng 20% công suất lên 18 triệu m2 vào đầu năm 2018 và ghi nhận doanh thu tăng 18% trong 6 tháng đầu năm 2018.

Nhìn chung, các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do tình trạng cung vượt cầu và nhu cầu từ thị trường xây dựng chưa rõ ràng trong thời gian tới.

VLXD.org (TH/ VDSC)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng