Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường xi măng

Năm 2013: Xi măng Việt Namphải có giá trần

07/01/2013 - 02:55 CH

Sáng 04/1/2013, Hiệp hội Xi măng Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 83 năm ngày truyền thống của ngành. Tại lễ kỷ niệm, các doanh nghiệp trong ngành xi măng đã cùng nhau ngồi lại để chia sẻ khó khăn, những thành công và những điều chưa làm được trong năm qua cũng như hâm nóng lên lòng nhiệt huyết để cùng nhau vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay.


Thứ trưởng Nguyễn Trần Namđề nghị ngành xi măng cần phải lường trước những khó khăn để tìm hướng đi phù hợp.

Còn đó những khó khăn

Theoông Nguyễn Văn Thiện,Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, thời gian qua đã thử thách ý chí kiên cường, lòng dũng cảm và tinh thần đoàn kết gắn bó của những người làm xi măng Việt Namtrong cả nước qua nhiều thế hệ. Lịch sử đã chứng minh hơn 100 năm qua, ngành xi măng Việt Nam tuy đã trải qua những bước thăng trầm nhưng theo xu hướng “hậu sinh khả úy”, hy vọng rằng những người làm xi măng hôm nay sẽ phát huy mạnh mẽ truyền thống hào hùng của các thế hệ tiền bối, tạo dựng lên những thành công mới vun đắp cho truyền thống xi măng Việt Nam.

Năm 2012 là một năm vô cùng khó khăn đối với nền kinh tế nước ta, đồng thời cũng là một năm đầy gian trân vất vả đối với ngành xi măng. Sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa thấp (năm 2010 là 50,2 triệu tấn, năm 2011 là 49,3 triệu tấn, và năm 2012 chỉ còn 45,5 triệu tấn), giá bán giảm, doanh số bán hàng giảm nhưng giá đầu vào như điện, than, xăng, dầu liên tục tăng. Cộng thêm chi phí vốn, lãi suất ngân hàng tăng cao đã làm cho tình hình tài chính xi măng lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, năm 2012 chỉ có khoảng 1/3 công ty xi măng trong toàn ngành sản xuất kinh doanh có lãi ở mức thấp. Phần lớn các doanh nghiệp còn lại sản xuất kinh doanh hòa vốn, chỉ đảm bảo cuộc sống cho người lao động, giữ công ty ở mức duy trì, tồn tại. Một số doanh nghiệp không nhỏ bị thua lỗ nặng nề và có nguy cơ chuyển hướng hoạt động, một số phải chuyển nhượng một phần vốn, tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài như: Xi măng Chinhfon, Thăng Long…

Đứng trước những khó khăn, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam Nguyễn Văn Thiệnkêugọi: trước mắt các doanh nghiệp trong ngành xi măng hãy phát huy sức mạnh nội tại của từng công ty, xí nghiệp theo phương châm “Chủ động tự mình vượt qua khó khăn, đồng thời hợp tác, chia sẻ với các công ty bạn trong ngành để cùng nhau vươn lên giành nhiều thành quả tốt đẹp hơn trong sản xuất kinh doanh và đầu tư năm 2013”.


Lễ kỷ niệm ngày truyền thống của ngành cũng là dịp để hâm nóng lên nhiệt huyết của những người làm xi măng Việt Nam.

“Còn chưa bảo ban được nhau”?

Thị trường trong nước sụt giảm, một số công ty đã tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Cả năm 2012, toàn ngành đã xuất khẩu trên 8,5 triệu tấn xi măng và clanhke, tăng khoảng 30% so với năm 2011. Cộng cả lượng clanhke, xi măng xuất khẩu 8,5 triệu tấn với lượng xi măng tiêu thụ nội địa khoảng 45,5 triệu tấn thì năm 2012, toàn ngành đạt sản lượng tiêu thụ vào khoảng 54 triệu tấn, giảm khoảng 3,5% so với năm 2011.

Theo đánh giá của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, kết quả sản xuất kinh doanh đầu tư của toàn ngành năm 2012 tuy chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng nếu xét trong bối cảnh vô vàn khó khăn của nền kinh tế đất nước thì có thể đánh giá ngành xi măng đã phấn đấu hết sức quyết liệt với biết bao khó khăn để giành giật được kết quả này. Tuy nhiên, ôngNguyễn Văn Thiện,Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cũng thừa nhận: Năm 2012 ngành xi măng còn có thể đạt được kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn nếu các doanh nghiệp biết chia sẻ khó khăn, hợp tác với nhau tốt hơn, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu. Với ý kiến cho rằng ngành xi măng Việt Namchưa bảo ban được nhau trong làm ăn. Theo ông Thiện, điều đó cũng đáng để ngành xi măng phải suy ngẫm với hy vọng các doanh nghiệp xi măng sẽ hợp tác với nhau tốt hơn nữa để tăng cường sức mạnh cho toàn ngành và cho mỗi công ty.

Trong năm 2012, không chỉ với xuất khẩu, mà với xi măng nội địa cũng có nhiều công ty giảm giá quá mức. Theo lý giải của Hiệp hội Xi măng Việt Nam: do cơ sở tài chính của các doanh nghiệp khác nhau. Một số doanh nghiệp đã khấu hao gần hết hoặc khấu hao hết thì có thể bán giá thấp, nhưng một số doanh nghiệp mới đầu tư như Thái Nguyên, Thăng Long, Hạ Long…thì không thể hạ giá bán.

Cần phải lường trước những khó khăn

Theo nhận định của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, tiêu thụ xi măng nội địa năm 2013 chỉ có thể tăng khoảng từ 5-8%, vào khoảng 48-49 triệu tấn. Nếu đạt được mức này thì mới chỉ quay lại mức tiêu thụ của năm 2011. Để có thể tồn tại, một trong những giải pháp được Hiệp hội đưa ra là các doanh nghiệp sản xuất xi măng phải thống nhất với nhau để giữ giá xuất khẩu clanhke, xi măng ngang bằng giá khu vực. Kiên quyết không phá giá nhau trong xuất khẩu.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dụng Nguyễn Trần Nam, ngành xi măng cần phải lường trước những khó khăn, bất cập để tìm hướng đi phù hợp. Năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, ngành xi măng cần phải chuẩn bị chiến lược phát triển một cách chuẩn xác, rõ ràng để phát triển vững mạnh.

Thứ trưởng Namđề nghị: trong thời gian tới, ngành xi măng cần phải tập trung vào giải quyết 3 vấn đề chính như: đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí và sắp xếp lại doanh nghiệp. Đối với tăng cường xuất khẩu, điểm mấu chốt là Hiệp hội xi măng phải thống nhất được giá bán, và cũng có thể Hiệp hội đứng ra phân chia thị trường, phân chia sản lượng để xuất khẩu có hiệu quả; Đối với cắt giảm chi phí, Thứ trưởng lưu ý tại một số nhà máy đầu tư dây chuyền hiện đại nhưng mức tiêu hao cao hơn mức trong dự án. Mặt khác, số lượng người lao động đông đã đẩy chi phí lên cao. Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh kém; Đối với việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, Thứ trưởng khuyến khích thành lập các TCty, doanh nghiệp lớn để hình thành các thương hiệu lớn, tăng sức cạnh tranh.

Được biết, năm 2013 Chính phủ dành khoảng 10.000 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới và lộ trình xây dựng đường giao thông bê tông cũng đang được triển khai, hy vọng rằng nhu cầu xi măng có thể sẽ tăng. Tuy nhiên, theo dự báo của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, năm 2013 vẫn tiếp tục là một năm khó khăn đối với ngành xi măng Việt Nam.

Theo baoxaydung

 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng