Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Thị trường Xây dựng – VLXD triển vọng không mấy khả quan

06/06/2020 - 06:27 SA

Kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy, phần lớn doanh nghiệp cho rằng năm 2020 kinh doanh sẽ khó khăn hơn (73,9%), chỉ có 13,0% doanh nghiệp lạc quan kỳ vọng ngành xây dựng - vật liệu xây dựng sẽ tăng trưởng hơn so với năm trước, 4,3% cho rằng ngành xây dựng - vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định như năm 2019.

Đáng chú ý, khoảng 8,7% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng thị trường sẽ “trầm lắng” trong 6 tháng đầu năm, và sẽ trở lại sôi động trong 6 tháng cuối năm sau khi dịch kết thúc, và các gói kích cầu của Chính phủ bắt đầu có hiệu quả. Theo thống kê của FiinPro, trong quý 1/2020, ngành xây dựng – vật liệu đã ghi nhận mức giảm 9,5% đối với doanh thu và 10,2% đối với lợi nhuận sau thuế. Kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê thực hiện trong quý 1/2020 chỉ ra rằng có đến 47,5% số doanh nghiệp kinh doanh khó khăn hơn, 33,7% số doanh nghiệp giữ được ổn định và 18,8% số doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn.
 
Dự báo về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trong năm 2020
 
 
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát các DN ngành xây dựng -VLXD, tháng 2/2020.
 
Mặc dù triển vọng ngành xây dựng - VLXD trong năm nay không khả quan nhưng cũng cần nhìn nhận khách quan rằng, đây chính là giai đoạn thị trường tự điều chỉnh, tiến tới tái cấu trúc. Nói cách khác, thị trường “sàng lọc” yếu tố chưa phù hợp, để phát triển theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp hơn. Để vượt qua giai đoạn “gạn đục khơi trong” này, doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh cụ thể và linh hoạt.

Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng - VLXD cho biết, họ sẽ tập trung vào 6 chiến lược chính: (1) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (2) Đảm bảo chất lượng và tiến độ của các dự án, công trình hiện có; (3) Tăng cường công tác quản trị tài chính; (4) Đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng công nghệ; (5) Tiếp tục phát triển thương hiệu; và (6) Nghiên cứu sản phẩm mới, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp khá tương đồng với mô hình hành động 5Rs (Resolve, Resilience, Return, Reimagination và Reform) của McKinsey giúp doanh nghiệp xử lý khủng hoảng thời Covid-19 mà Vietnam Report đã giới thiệu trong newsletter tháng 4/2020.
 
Các ưu tiên chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ngành xây dựng - VLXD trong năm 2020

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát các DN ngành xây dựng - VLXD năm 2020, tháng 2/2020.
 
Ngành xây dựng sử dụng khoảng 4,3 triệu lao động trên 15 tuổi, phần lớn là lao động thời vụ, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 13,1%. Nhân công chỉ chiếm 20% chi phí xây dựng nhưng là yếu tố quyết định khả năng và chất lượng thi công của doanh nghiệp. Vì vậy, ưu tiên số 1 của các doanh nghiệp chính là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Dịch Covid-19 đầu năm 2020 được coi như một “thuốc thử” đối với doanh nghiệp nói chung và ngành xây dựng - VLXD nói riêng. Những doanh nghiệp lớn với tiềm lực tài chính mạnh duy trì được thị phần, một số có thời cơ phát triển; ngược lại, doanh nghiệp nhỏ và vừa cạnh tranh yếu hơn, bị thu hẹp thị phần, một số phải đóng cửa vì thiếu nguồn việc và không có lực lượng công nhân. Chính vì thế, ưu tiên tiếp theo của các công ty trong ngành xây dựng - VLXD trong năm nay chính là giữ “miếng bánh” thị phần thông qua đảm bảo tốt hiệu quả, chất lượng, tiến độ dự án, công trình hiện có.

Trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu do tác động của dịch Covid-19, hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn gia tăng khả năng chịu đựng trong khủng hoảng thông qua việc tăng cường năng lực quản trị tài chính. Khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, các doanh nghiệp cần ưu tiên tối đa hóa dự trữ tiền mặt, tập trung vào đánh giá khả năng thanh khoản, xây dựng các kịch bản ứng phó với các tình huống diễn biến của dịch với các điểm kích hoạt tương ứng cũng như các phương án ổn định kinh doanh, chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi…

Song song với đó, các hoạt động đầu tư, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, nâng cao tỷ lệ trang bị kỹ thuật trên lao động cũng được chú trọng. Công nghệ giúp doanh nghiệp tiếp cận dự án tốt hơn, thiết kế hợp lý hơn, và cũng quản lý, vận hành hiệu quả hơn, đặc biệt với doanh nghiệp ngành xây dựng - VLXD sử dụng lực lượng nhân công đông đảo và điều hành các dự án trải rộng trên nhiều địa phương trong một khoảng thời gian dài. Trong khi cả thế giới đã bước sang Cách mạng công nghiệp 4.0 với BIM (Building Information Modeling), VR (Virtual Reality), ECM (Enterprise Content Management)… thì doanh nghiệp Việt không thể cứ duy trì công nghệ thi công lạc hậu như cách đây 10 - 15 năm được.

VLXD.org (TH)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng