Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tiết kiệm năng lượng

Tận dụng chất thải công nghiệp và sinh hoạt: Nền tảng của phát triển bền vững

23/04/2011 - 08:41 SA

Đối với những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… việc tận dụng các chất thải rắn của các ngành công nghiệp và sinh hoạt đã được ứng dụng từ hàng chục năm qua. Điều này không chỉ mang lại tác dụng giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Tận dụng phế thải công nghiệp vào sản xuất gạch không nung

Thực trạng…

Ở Việt Nam hiện nay, cùng với tốc độ phát triển chóng mặt của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thì việc xử lý phế thải công nghiệp và sinh hoạt cũng trở thành vấn đề bức xúc. Chất thải rắn hiện nay ở nước ta chủ yếu là: tro bay nhiệt điện, xỉ lò cao; bụi từ các nhà máy xi măng; thủy tinh; chất thải phá dỡ từ các công trình xây dựng; tro trấu …

Dự báo đến năm 2020 lượng chất thải rắn phát sinh vào khoảng 50 triệu tấn/ năm. Trong đó chỉ 15 – 20% lượng chất thải rắn được phân loại và tái chế thủ công tại các làng nghề, số còn lại được chôn lấp. 80% nguồn phát sinh chất thải rắn hiện nay chủ yếu từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam. Với lượng chất thải khổng lồ này phát sinh ra môi trường, không chỉ tạo ra gánh nặng lớn đối với việc xử lý chôn cất rác thải mà còn khiến cho môi trường sống, mạch nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng, còn mất đi hàng nghìn ha đất canh tác.

Đơn cử như nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 (tỉnh Hải Dương) thải ra khoảng 3.000 tấn tro xỉ mỗi ngày, trong đó 30% là than chưa cháy hết. Do hàm lượng than dư này không cao, nên khó tận thu làm nhiên liệu đốt, mà thường được thải thẳng ra hồ chứa. Cùng với lượng tro xỉ tương đương của Nhiệt điện Phả Lại 1, mỗi ngày 2 nhà máy này đang xả ra lượng chất thải khổng lồ vào môi trường, lấp đầy 2 hồ chứa sâu mấy chục mét.

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 nhà máy luyện thép đã đi vào hoạt động là Nhà máy thép Thép Việt thuộc Công ty cổ phần Thép Thép Việt, công suất 500.000 tấn phôi luyện/năm và 500.000 tấn thép cán/năm; Nhà máy thép Phú Mỹ thuộc Công ty Thép Miền Nam, công suất 800.000 tấn phôi luyện/năm và 400.000 tấn thép cán/năm. Qua khảo sát thực tế tại 2 nhà máy này, hàng ngày khối lượng xỉ lò từ quá trình luyện thép và xỉ thép từ quá trình cán vào khoảng 700 tấn/ngày. Trong đó, Nhà máy thép Thép Việt 300 tấn/ngày (90.000 tấn/năm), Nhà máy Thép miền Nam: 400 tấn/ngày (120.000 tấn/năm). Do hiện nay chưa có phương án tận dụng, xử lý thích hợp nên lượng xỉ thải này đang trở thành mối nguy hại lớn đến môi trường. Do tại địa phương không có đơn vị xử lý loại chất thải này nên các nhà máy đang lưu giữ tại nhà máy hoặc giao cho một số đơn vị đổ tạm thời tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành. Các bãi đổ này nằm xen kẽ trong các khu dân cư để các đơn vị này phân loại thủ công nhằm tìm phế liệu sắt trong xỉ thải, đã gây ô nhiễm môi trường không khí (bụi), nước ngầm (nước mưa chảy tràn qua bãi xỉ) và làm mất cảnh quan môi trường.

Giải pháp…

Trước thực trạng đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu để xem xét việc tái sử dụng các loại chất thải này vào trong sản xuất. Một trong những ngành có khả năng ứng dụng nhiều nhất các loại rác thải công nghiệp này chính là vật liệu xây dựng, và tiêu biểu trong số đó là gạch không nung xi măng cốt liệu.

Ở Việt Nam hiện nay, gạch không nung xi măng cốt liệu đang dần khẳng định vị thế trên thị trường xây dựng bởi tính ưu việt của nó. Ngoài những tính năng về cường độ chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt tốt, kích thước, chất lượng sản phẩm đồng đều, … gạch không nung xi măng cốt liệu còn là một sản phẩm thân thiện với môi trường, có khả năng tái sử dụng một lượng lớn nguồn rác thải công nghiệp vào trong sản xuất. Ông Đoàn Văn Vẽ - Chủ tịch HĐQT DmC Group cho biết: Những chất thải công nghiệp như: xỉ nhiệt điện, chất thải phá dỡ từ các công trình xây dựng, tro trấu, thủy tinh… là những nguyên liệu ứng dụng tốt trong việc sản xuất gạch không nung.


Ông Đoàn Văn Vẽ

Trong điều kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, chất lượng môi trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bới tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp và đô thị hóa, thì việc tái sử dụng chất thải vào sản xuất là việc đáng nên tiếp thu và thực hiện, vì ngoài việc làm giảm gánh nặng ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên cho các thế hệ tương lai, nó còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, vì hiện nay so với các loại cốt liệu khác chi phí để mua các loại rác thải này rẻ hơn nhiều. Đây cũng chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững.

PT_Theo baoxaydung

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng