Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sự kiện

Tìm hướng sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu đắp nền đường ở Đồng bằng sông Cửu Long

06/05/2022 - 08:41 SA

Ngày 5/5, trường Đại học Giao thông Vận tải đã phối hợp cùng Bộ Giao thông Vận tải, Tập đoàn Bách Mỹ và Công ty NAUE ASIA (CHLB Đức) đã tổ chức Hội thảo “Sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu đắp nền đường ôtô ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Tham dự hội thảo có đại diện Bộ Giao thông Vận tải, các khoa thuộc trường ĐH Giao thông Vận tải, các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ quản lý đến từ nhiều trường Đại học, Viện nghiên cứu, các Ban quản lý dự án giao thông, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực Giao thông vận tải trong cả nước.

Toàn cảnh Hội thảo.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 44/2022/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Giao thông Vận tải cho biết cần thêm khoảng 35 triệu m3 đất san nền xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam.

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, việc dùng cát biển thay thế cát sông làm nền đường sẽ bù đắp được thiếu hụt nguồn cát sông cho các dự án đường bộ. Tuy nhiên, việc sử dụng cát biển cũng có nhiều bất lợi về kỹ thuật, môi trường cần phải thí điểm, đánh giá kỹ.

Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải đã có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất phối hợp triển khai nghiên cứu cho Đồng bằng sông Cửu long. Hai Bộ đã có chỉ đaọ giao Vụ Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải là đầu mối chủ trì cùng các đơn vị có liên quan nghiên cứu và triển khai các nội dung này báo cáo với Bộ Giao thông Vận tải. Đã có hai hội nghị báo cáo triển khai quy mô với sự tham gia của các bộ ban ngành: Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường các viện các trung tâm, các nhà khoa học…

Tại Việt Nam việc sử dụng cát nhiễm mặn (cát biển) để đắp nền đường ôtô đã được ứng dụng tại: Hải Phòng, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Duyên hải - Trà Vinh, Rạch giá - Kiên Giang, Khu đô thị Saigon Sports City - Thủ Đức. Tuy nhiên đây mới là những dự án chưa chính thức vì việc sử dụng cát mặn hiện chưa có khung pháp lý và các tiêu chuẩn liên quan.

Trước đây, việc sử dụng cát biển làm vật liệu đất đắp nền đường (cát A2) đã được Ban Quản lý dự án 2, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất áp dụng tại dự án đường ôtô Tân Vũ - Lạch Huyện (Hải Phòng). Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động (quy định về quản lý khai thác, môi trường, các yếu tố kiểm soát kỹ thuật…), nên đề xuất này chưa được chấp thuận triển khai.

Theo Vụ Khoa học - Công nghệ (Bộ Giao thông Vận tải), giai đoạn 2021 - 2025, 4 dự án đường bộ cao tốc sẽ được triển khai đồng loạt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Mỹ An - Cao Lãnh và An Hữu - Cao Lãnh.

Sau khi nghiên cứu nội dung báo cáo của các đơn vị có liên quan Vụ Khoa học Công nghệ tham mưu cho Bộ Giao thông Vận tải giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án Mỹ thuận; Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải để xây dựng đề cương thí nghiệm ngoài hiện trường việc sử dụng cát nhiễm mặn (cát biển) để đắp nền đường ôtô. Có các giải pháp đặt ra từ việc phối trộn với xi măng, phối trộn với tro xỉ và phối hợp cùng địa kỹ thuật. Các phương án đang đề ra cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu để hoàn thiện đề cương.

Tại hội thảo, Ban tổ chức đã cung cấp một số thông tin thêm về tình hình thực tiễn trên cơ sở nghiên cứu của Bộ môn địa kỹ thuật, Bộ môn Vật liệu xây dựng, Bộ môn Đường bộ (trường Đại học Giao thông Vận tải).

Cùng với những ý kiến đóng góp tại hội thảo, những bài tham luận trao đổi và các đơn vị có liên quan tiếp tục đóng góp trên tinh thần đó Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp thu chỉ đạo hoàn thiện đề cương để làm căn cứ trong giai đoạn tiếp theo vừa phải đảm bảo yếu tố về mặt kỹ thuật thí nghiệm hiện trường đảm bảo tiến độ và các yếu tố về mặt kinh tế về mặt kỹ thuật.

Trước tình hình thực tế cần sử dụng cát mặn để đắp nền đường tại Cần Thơ Cà Mau Sóc trăng nguồn cát cần khoảng 36 triệu m3 và dự kiến thời điểm hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 5 - 6 triệu m3 và còn thiếu khoảng 30 triệu m3.

Theo khảo sát của các đơn vị của Bộ Tài nguyên Môi trường, hiện nay trữ lượng cát của Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn khoảng 150 tỷ m3 và riêng ở sóc trăng hiện nay chứa khoảng 15 đến 20 tỷ m3. Các nghiên cứu trong nước và nghiên cứu trên thế giới

Vấn đề đang gặp phải khi áp dụng cho công trình đường ô tô đó là các thành phần hạt, việc xuất hiện khi mà độ ẩm hoặc là dòng thấm rồi các yếu tố của việc tác động của môi trường như hiện tượng động đất rồi bài toán tiếp theo là xử lý về mặt môi trường. Việc thi công khối lượng lớn, tiến độ nóng cũng đặt ra các phương án mà nhiều đơn vị chuyên môn quan tâm.


Cát biển đang có tiềm năng ứng dụng vào khai thác phục vụ nhu cầu xây dựng.

Với nhu cầu sử dụng cát dùng để đắp nền đường các dự án xây dựng đường cao tốc hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên nghiên cứu trên thế giới đánh giá cát biển thường tròn, đều hạt nên khi dùng đắp nền đường sẽ khó lu lèn và khó đảm bảo tính ổn định lâu dài của nền đường khi chịu tác động của tải trọng động, nhất là trong điều kiện bị ngập nước. Vì vậy, cát biển dùng để xây dựng nền đường phải được xử lý ổn định (bằng xi măng, trộn với đá dăm hoặc các vật liệu tương đương…). Các đánh giá, đề xuất các nội dung kỹ thuật cần phải giải quyết để đưa ra đầy đủ các giải pháp thiết kế, kỹ thuật công nghệ vật liệu đến thi công nền đường bằng cát biển, cát nhiễm mặn. Thông qua Hội thảo, các đơn vị liên quan đã đóng góp các tham luận đề hoàn thiện đề cương báo cáo, kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp quan trọng trong việc sử dựng cát mặn trong thời gian tới cho các công trình đường bộ tại Đồng bằng sông Cửu Long. Thực hiện các nội dung công việc theo quy định tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/2/2022 của Chính phủ để đảm bảo tiến độ dự án.

VLXD.org (TH/ Xây dựng)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng