Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

VLXD hoàn thiện tường, trần

Quy trình sơn bả tường nhà

28/01/2021 - 10:23 SA

Một trong những bước thi công hoàn thiện công trình không thể thiết là bả bột hay còn gọi là bả matit. Đây là công đoạn quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến độ bền cũng như thẩm mỹ của tường. Nếu bạn chưa nắm được cách ứng dụng, các tính năng cũng như quy trình sơn bả thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu thêm về bả matit.
1. Bả matit là gì?

Matit là sản phẩm có dạng bột hoặc sệt màu trắng. Matit có 2 loại phổ biến được ưa chuộng là loại dẻo và bột trét. Sơn bả matit là kỹ thuật sử dụng lăn sơn kèm theo bột bả. Hiểu đơn giản là quét lên tường một lớp bột phủ nữa, lớp bột đó gọi là bả. 

Sau khi bả lớp xong người ta sẽ dùng giấy nhám, ráp để mài nhẵn, làm phẳng bề mặt để tiến hành đến bước tiếp theo. Công đoạn này giúp bề mặt tường nhẵn hơn, tạo cảm giác mịn mượt hơn là không bả mà sơn trực tiếp lên tường.

2. Ưu nhược điểm của bột bả matit là gì?

2.1. Ưu điểm

Ưu điểm đầu tiên của việc dùng bột bả là tạo cảm giác bề mặt mịn, mượt và bóng hơn nhiều. Rất hợp khi sơn ở phòng khách, phong trang trí, trưng bày, kết hợp với màu sơn trung tính hoặc pastel nó sẽ làm căn phòng sáng hơn nhiều. Ngoài sơn tường có thể sử dụng để sơn sàn epoxy nhà xưởng giúp cho bề mặt bê tông có tuổi thọ và chất lượng cao hơn. 
 

Sử dụng lớp bả matit trước khi sơn màu sẽ tốn ít sơn hơn so với việc sơn trực tiếp vào tường bê tông. Thời gian thi công nhanh và tiết kiệm nhân công, công sức hơn. Không mất thời gian vệ sinh tường vì sau khi bả matit và sơn lên thì tường sẽ rất mượt và sạch, khi lau chùi cũng dễ dàng hơn.

2.2. Nhược điểm

Nếu sử dụng bột bả kém chất lượng thì lớp sơn tường sẽ không bền và tuổi thọ thấp. Đặc biệt rất dễ xước sát khi va chạm vào các góc cạnh.

Mùa mưa tường bả matit cũng dễ bị thấm nước gây tình trạng ẩm mốc nhiều, khi lớp bả matit bị bở có thể trầm trọng hơn là long lở hẳn khỏi tường. Khó khắc phục khi nắng mưa ẩm nóng thất thường, khi nổ sơn tường sơn lại rất khó và cầu kỳ.

3. So sánh tính năng của bột bả matit ngoài trời và bột bả trong nhà 

Đối với ngoài trời là khu vực chịu trực tiếp các tác động của thiên nhiên thì bột bả phải chịu được ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh nắng mặt trời trực tiếp, độ ẩm,… Yêu cầu cơ bản là bột bả matit phải chống thấm nước, có khả năng chống tia cực tím,… 

Tuy nhiên bột bả trong nhà chịu ít ảnh hưởng hơn, nhưng phải đối mặt với nguy cơ độ ẩm trong không khí cao. Cần phải có tính năng phù hợp, thích nghi với độ ẩm tối ưu. Do vậy khi bả bột trong nhà cần dùng đến nhiều dụng cụ chuyên dụng hỗ trợ như máy phun bột để bột dàn đều và tránh được ẩm mốc của thời tiết.

4. Ứng dụng của bả matit trong xây dựng

Bả matit nhìn chung có rất nhiều công dụng và ưu điểm, phù hợp ứng dụng ở những phòng trưng bày, phòng khách, phòng nghỉ dưỡng… khi đó các đồ vật đã được cố định không có nhiều sự xê dịch. Không bị va chạm và làm sứt mẻ tường. Đặc biệt bả matit tương thích với nhiều loại sơn từ sơn nước sơn bóng hay sơn đầu đều có thể sử dụng.

5. Khi nào nên sử dụng bả matit?

Khi sơn sửa lại nhà cũ: Việc sửa chữa nhà có bả matit tương đối mất thời gian và phức tạp. Bạn không thể sơn đè lên trực tiếp mà phải bả qua, dặm lại những điểm bong tróc, nổ bằng bột bả trước khi tiến hành sơn lại.

Nhà cũ quét vôi ve: Nếu bạn muốn sửa lại một ngôi nhà quét vôi ve thì sử dụng bả matit là rất phù hợp. Trước khi bả lên bạn chỉ cần dọn dẹp, làm sạch tương đối bề mặt sau đó bả lớp mỏng và sơn lại bằng sơn. Nếu muốn dài lâu hơn thì bạn cần giáp sạch vôi ve cũ tuy nhiên sẽ rất mất thời gian và tốn chi phí. 

6. Quy trình sơn bả matit tường nhà

Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt

Đối với nhà mới xây bạn phải đảm bảo toàn đã khô hoàn toàn. Thường thì sau thi công cỡ 1 tuần là thời điểm bả sơn vừa nhất. Loại bỏ các tạp chất trên tường bằng giấy nhám, đá mài… để nó không làm ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp bả. Vệ sinh lại bề mặt sau khi chà nhám bằng máy phụt hoặc rẻ sạch. 

Nếu nhà đã xây một khoảng thời gian lâu hoặc có bám bẩn nhiều thì sau vệ sinh bạn cần làm ẩm tường bằng cách dùng nước sạch và rulo lăn qua để nước thấm vào tường, tạo độ ẩm nhất định.

Bước 2: Bả matit

Trước khi trộn bột bạn hãy kiểm tra kỹ hạn sử dụng của sản phẩm, tránh dùng sản phẩm quá hạn sử dụng sẽ không kết dính được và độ bền kém. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm

Tiến hành đổ bột bả vào từ từ, không trút vào ào ào làm vón cục bột khó tan, sử dụng tỷ lệ nước vừa đủ để không bị đặc hay quá nhão. Khi trộn bạn hãy sử dụng máy chuyên dụng hoặc rửa sạch tay và trộn bằng tay, không chọc que gậy vào làm bẩn vào bả. 

Đợi khoảng 10 phút để hóa chất hòa tan hoàn toàn. Trước khi bả lên tường hãy trộn lên một lần nữa. Sử dụng những vật chuyên dụng như bàn bả, dao bả để đưa hỗn hợp lên bề mặt. 

Lưu ý khi trộn bột bả với nước phải sử dụng nước sạch, không nhiễm mặn nhiễm phèn. Chia bột bả ra làm nhiều lần trộn, mỗi khu vực bề mặt ước lượng bả phù hợp để tránh bị dư thừa, bột bả khô khi ở ngoài không khí lâu hoặc bị rơi bụi bẩn vào hỗn hợp. 

Lớp bả thứ nhất: Sau khi bả xong lớp đầu tiên bạn nên để nó nghỉ 2 tiếng cho hơi khô khô lại rồi dùng giấy nhám chà sạch những điểm lộm cộm hoặc bột vón còn chưa mịn trên bề mặt.

Lớp bả thứ 2: Bả lớp thứ nhất được khoảng 1 ngày thì tiến hành bả lớp 2. Vẫn cần kiểm tra lại bề mặt để đảm bảo nó sạch sẽ vì dự án công trường xây dựng thường rất bụi bặm. Có thể dùng đèn hắt vào bề mặt để kiểm tra xem đã thực sự mịn và sạch không. Bả bột và sửa lại những điểm góc vuông nhọn hoặc điểm lõm. Kiểm tra ổn định thì để khô và tiếp tục các bước sơn tiếp theo.

Bước 3: Sơn lót

Kiểm tra hạn sử dụng và đọc hướng dẫn tỷ lệ sơn. Đối với một số sơn nội ngoại thất có thể pha thêm nước sạch để làm loãng bớt tuy nhiên phải thật lưu ý, liều lượng đúng theo tỷ lệ nhà sản xuất cho sẵn. Sử dụng các vật như con lăn, chổi quét, súng phun để sơn. Lưu ý đối với những điểm ngăn với gạch ốp cần chú ý để tránh bị lố hoặc không được yêu cầu sơn.

Bước 4: Sơn phủ màu

Sơn màu nước 1: chú ý dàn đều lớp mỏng, không tham, không sơn lớp quá dày dẫn đến tình trạng nơi dày quá thì màu sơn sẽ bị đậm hơn chỗ mỏng. Đảm bảo lớp che phủ đồng đều không bị chỗ có chỗ không. Nếu sử dụng con lăn thì cần lăn đi lăn lại một vài lần để sơn được bám vào tường và mỏng đều.

Sơn màu nước 2: nước sơn này là công đoạn hoàn hiện cuối cùng của bức tường. Số lần sơn nước 2 có thể tùy thuộc vào tình trạng, có thể sơn 1 hoặc 2 lần. Lưu ý các lớp sơn cách nhau tối thiểu 3 giờ để không bị xê dịch lớp dưới. 

7. Một số lưu ý khi sử dụng bột bả matit

- Không bả trên bề mặt tường quá khô, cần cung cấp độ ẩm để đảm bảo sự kết bám

- Khi pha trộn bột cần sử dụng nước sạch, không dùng nước nhiễm mặn, phèn

- Trộn bột thành từng đợt nhỏ, đủ sử dụng trong thời gian ngắn tránh làm khô bột khi tiếp xúc với không khí

- Các lớp bả phải vừa, không chồng quá dày

- Bảo quản bột bả ở nơi khô, thoáng để có thể sử dụng cho lần sau.

Với những bước thực hiện, những lưu ý cần biết về bả matit bên trên hi vọng bạn đã có thể trang bị thêm kiến thức cần thiết. Một lớp sơn bề mặt bền và mịn đẹp cần trải qua nhiều công đoạn từ sơn bả, chà sát, sơn nước… cần rất tỉ mỉ và cẩn thận khi thực hiện.

VLXD.org (TH)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng