Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bê tông

Những ưu nhược điểm của bê tông nhẹ

14/08/2024 - 09:28 SA

Bê tông nhẹ là một trong những vật liệu xây dựng công nghệ cao, có thể được xem là vật liệu xanh trong kỷ nguyên này. Tuy nhiên, bê tông nhẹ không phải là vật liệu hoàn hảo, nó có những nhược điểm và nếu không am hiểu thì sẽ gây những lầm lẫn không đáng có.
Cấu tạo của bê tông nhẹ

Bê tông nhẹ hay còn được biết đến với tên gọi khác là tấm xi măng cemboard, hoặc bê tông siêu nhẹ. Bê tông nhẹ là một cấu trúc bê tông đồng nhất được tạo nên bởi vô số những lỗ nhỏ li ti dạng tổ ong. Các lỗ này được kết nối với nhau bằng bê tông xi măng.  
 

Có nên sử dụng bê tông nhẹ để xây dựng không?

Do kết cấu có nhiều lỗ rỗng, làm giảm thể tích chiếm chỗ của cốt liệu nên loại bê tông này có thể nổi trên mặt nước. Đó là lý do cái tên bê tông nhẹ, bê tông siêu nhẹ ra đời. Bê tông siêu nhẹ là loại vật liệu xây dựng sử dụng công nghệ bê tông dự ứng lực bán lắp ghép. Dựa trên phát minh nổi tiếng của một kiến trúc sư người Thụy Điển.

Tuy đã xuất hiện cách đây rất lâu và ứng dụng phổ biến trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, các nước Âu Mỹ nhưng phải đến vài năm trở lại đây, chính xác là từ 2020 đến nay người Việt Nam mới bắt đầu biết tới bê tông nhẹ. Hai ứng cử viên điển hình của bê tông nhẹ là bê tông hạt xốp EPS và bê tông nhẹ khí chưng áp. Ngoài ra còn có một số loại khác như bê tông bọt, bê tông rút lõi nhưng chủ yếu vẫn là tìm cách giảm trọng lượng bê tông đến mức tối đa.

Phân loại bê tông nhẹ

Có nhiều cách và tiêu chí khác nhau để phân loại bê tông nhẹ (xi măng cemboard). Trong đó, phổ biến nhất vẫn là theo 3 dạng:

Phân theo theo chất kết dính:

- Bê tông dùng dạng cốt dính đặc biệt

- Bê tông dùng dạng cốt dính hỗn hợp

- Bê tông dạng xi măng, thạch cao, polime hay silicat

Phân theo theo cốt liệu:

- Bê tông cốt liệu rỗng

- Bê tông cốt liệu đặc

- Bê tông cốt liệu đặc biệt

Theo khối lượng thể tích:

- Bê tông đặc biệt nặng: pv > 2.500kg/m3

- Bê tông nặng: pv = 2.200kg/m3 – 2.500kg/m3

- Bê tông tương đối nặng: pv = 1.800kg/m3 – 2.200kg/m3

- Bê tông nhẹ: pv = 500kg/m3 – 1.800kg/m3

- Bê tông đặc biệt nhẹ: pv < 500kg/m3

Những lợi ích của bê tông nhẹ trong xây dựng

Bê tông nhẹ là một trong những vật liệu xây dựng công nghệ cao, có thể được xem là vật liệu xanh trong kỷ nguyên này. Những lợi ích vượt trội của bê tông nhẹ hay bê tông siêu nhẹ có thể kể đến như:

- Đẩy nhanh quá trình thi công, tiết kiệm tối đa thời gian xây dựng. Phù hợp với những công trình tiến độ nhanh, như các khu nhà trong thành phố chật chội.

- Bê tông nhẹ có giá thành rẻ hơn so với bê tông cốt thép. Vì thế, gia chủ có thể tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.

- Được đúc sẵn, nên hạn chế được tối đa các sai sót thường gặp trong xây dựng.

- Không tồn đọng vấn đề về rác thải sau quá trình xây dựng.

- Bề mặt bê tông nhẹ có độ bền lên tới 30 năm, chắc chắn và chịu được cường độ cao.

- Sàn bê tông không co rút hay biến phần mái nhà khi xây dựng công trình bằng bê tông siêu nhẹ khi thời tiết thay đổi.

- Có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt.

- Đặc biệt chống cháy và có khả năng chịu nước cao. Không gây nên tình trạng thấm nước, hút nước hay làm rạn nứt tường.

- Quá trình xây dựng không cần đến nhân công có tay nghề cao. Tiết kiệm chi phí Nhân công.

- Sàn bê tông có bề mặt phẳng và mịn, đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian.


Bê tông nhẹ giúp giảm tải trọng của công trình

Nhược điểm của bê tông nhẹ

Thực tế bê tông nhẹ không phải là vật liệu hoàn hảo, nó có những nhược điểm và nếu không am hiểu thì sẽ gây những lầm lẫn không đáng có.

Khả năng chịu nén không cao

Để đảm bảo tính nhẹ, cách âm cách nhiệt tốt thì mac (khả năng chịu nén) của loại bê tông này chỉ từ 2.5 Mpa đến 7.5 Mpa thấp hơn nhiều so với mac của bê tông thông thường, nên sẽ không phù hợp với các công trình thiết kế tường chịu lực, đối với các loại mái cần phải níu giằng vào tường, cũng không nên níu giằng trực tiếp. Nói như vậy không có nghĩa là bê tông nhẹ dễ bị phá hủy.

Trên thực tế thì bê tông nhẹ cho khả năng chống va đập và khử rung cao hơn bê tông truyền thống, và tốt hơn nhiều so với gạch đỏ về khả năng chống phá vỡ.

Phải dùng vữa, keo xây chuyên dụng để thi công

Việc sử dụng các loại vữa chuyên dụng và các phương pháp thi công chuyên nghiệp của thế giới, cũng chính là rào cản lớn đối với bê tông nhẹ tại Việt Nam.

Các nhà thầu thi công, thợ xây dựng khó + lười chuyển sang sử dụng, đặc biệt là đối với việc xây nhà phố, biệt thự và các công trình nhỏ.

Giá niêm yết của gạch bê tông nhẹ hiện nay cao hơn gạch đỏ

Đây cũng là lý do nhiều người, kể cả chủ nhà và nhà thầu vẫn còn phải chọn gạch đỏ để giảm giá thành xây dựng. Tuy nhiên, nếu được thi công bởi công ty chuyên nghiệp, chi phí xây bằng gạch bê tông nhẹ thực tế sẽ ngang bằng với gạch đỏ.

Thậm khi còn thấp hơn nếu diện tích xây dựng  đủ lớn hay công trình xây dựng nhiều tường 200mm trở lên. Ngoài ra, trong tương lai khi tài nguyên đất cạn kiệt thì giá gạch đỏ sẽ nhanh cao hơn bê tông nhẹ là điều chắc chắn.

Có nên xây nhà bằng bê tông nhẹ không?

Rào cản lớn nhất của bê tông nhẹ là vấn đề khả năng chịu nén. Nếu bạn đang xây nhà dựa trên nền móng là “khung chịu lực” như khung bê tông cốt thép, khung thép, khung gỗ, khung nhôm…thì việc dùng gạch bê tông nhẹ, tấm tường bê tông nhẹ là điều hoàn toàn nên làm.

Vì khi đó, vấn đề chịu nén không còn quan trọng, cả gạch đỏ hay gạch bê tông nhẹ đều chỉ mang tính chất che chắn chắn cho công trình. Vật liệu che chắn công trình thì cần các yếu tố về chống thấm, cách nhiệt, cách âm tốt sẽ cần thiết hơn là yếu tố chịu lực.

Bê tông nhẹ với việc sử dụng các loại, keo vữa chuyên dụng, giúp chất lượng gắn kết của tường với tường, tường với cột dầm bê tông, tường với khung thép trở nên chắc chắn, chất lượng tốt hơn so với việc trộn vữa tại công trình (vốn gặp rất nhiều rủi ro do phụ thuộc vào tay thợ trộn, tỷ lệ và tạp chất).

Do là vật liệu bê tông nên độ co ngót vật liệu cũng đồng nhất với khung bê tông cốt thép, nên hạn chế được tối đa vấn đề nứt tường nhà, nứt chân chim, nứt co ngót, nứt vữa tô…. giúp cho thẩm mỹ ngôi nhà được tốt hơn, bền hơn nhiều so với tường xây bằng gạch đỏ truyền thống.

Hiện nay, thị trường cung cấp rất nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng siêu nhẹ khác nhau. Bao gồm bê tông siêu nhẹ, gạch siêu nhẹ, gạch bê tông nhẹ khí chưng áp,…. và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng.

Các công trình lớn như nhà cao tầng trung tâm thương mại, nhà văn phòng, bãi đậu xe…đã sử dụng từ lâu. Tuy nhiên nhà dân dụng như nhà phố biệt thự, nhà cấp 4 còn khá e dè, chủ yếu là chưa dám, do chi phí cao hoặc do có ít nhà thầu chuyên nghiệp thi công bằng bê tông nhẹ.

VLXD.org (TH)

Thương hiệu vật liệu xây dựng