1. Nguyên nhân gây ra các hiện tượng nứt tường xây gạch không nung xi măng cốt liệu:
Sau một quá trình khảo sát và tiếp cận các vết nứt tại các công trường,thuộc các dự án xây dựng, Công ty TNHH Gạch Ống Không Nung Ngôi Sao Bình Dương có một số đánh giá, xác định nguyên nhân, cảnh báo và biện pháp khắc phục như sau:
+ Do gạch nặng:
Trọng lượng riêng của gạch lên đến 1.9kg x 868 = 1649kg/m3. Trong khi gạch đất nung trọng lượng riêng chỉ có 1.1kg x 868 = 954.8kg/m
3 nhẹ hơn nước.
Gạch nặng làm chuyển vị sàn dầm, võng kết cấu dầm, đà, móng bê tông, (trong phạm vi cho phép 1 - 2.5mm), ngoài ra còn gây chuyển vị trong chính mạch vữa xây khi chưa kịp hóa rắn hoàn toàn (trọng lượng gạch ép lên mạch vữa tạo nên lực căng nội tại gây co ngót trong chính mạch vữa xây).
Tổng hợp các chuyển vị này sẽ gây nứt tường, rõ nhất là nứt thẳng xuyên tường do gãy gạch, và nứt dưới dầm đà bê tông khi chèn gạch xiên.
Nó gây nên chuyển vị trượt, gây căng nội tại mạch vữa xây sẽ rất dễ tạo nên các vết nứt ngang ở tầm gác giàn giáo (khi xây tiếp tục lên cao) do chuyển vị tích tụ của toàn bộ mạch vữa xây.
Khi cần đẩy nhanh tiến độ xây tường, việc tập trung nhân công để hoàn thành công tác xây trát các mảng tường lớn ở thời gian ngắn sẽ càng làm cho các vết nứt do chuyển vị tích tụ của các mạch vữa xây xuất hiện càng nhiều, sau khi tô trát hoàn chỉnh một thời gian sau lại xuất hiện vết nứt nhỏ ngẫu nhiên phá hỏng thẩm mỹ của bức tường hoàn thiện gây nhiều phiền phức về sau.
+ Do độ thấm nước:
Độ thấm nước vượt quá tiêu chuẩn của gạch bê tông TCVN 6477:2016. Độ thấm nước của gạch ảnh hưởng rất lớn đến hiện tượng nứt tường xây tương tự như gạch nhẹ khí chưng áp AAC. Nó hút nhanh nước của mạch vữa xây và trát (tô) gây ra hiện tượng mất nước mạch vữa, giảm nhanh thể tích mạch vữa (co ngót) gây chuyển vị tạo ra hiện tượng nứt ở khu vực tiếp giáp cột cấu kiện bê tông (ta thấy hiện tượng nứt không xảy ra ở nách tường với cột bổ trụ, vì bổ trụ và tường gạch thường xây cùng lúc và bổ trụ làm ngắn chiều dài mạch vữa xây làm giảm lượng co ngót của mạch vữa).
Gạch nặng và thấm nước sẽ gây ra hiện tượng nứt trên và dưới đà, nứt tại nơi tiếp giáp với cột bê tông và nứt xuyên tường gãy gạch. Ở các vùng đất yếu với tải trọng động lớn khả năng lún móng nứt toát tường là luôn có thể xảy ra.
+ Bề mặt gạch thô rỗ, do phối liệu hạt to, thưa nên mật độ vật liệu thành vách gạch không kín khít, đặc chắc.
+ Gạch vỡ gãy trước khi xây và quan sát bề mặt gãy viên gạch thấy rõ mạch liên kết không kín khít điều này dẫn đến độ thấm nước của gạch là rất lớn.
2. Hiện tượng nứt tường sau khi tô trát:
Nứt trên và dưới đà.
Nứt tại nơi tiếp giáp với cột bê tông.
Nứt xuyên tường gãy gạch.
+ Nứt da quy mảng tường phía tây:
Nứt da quy bờ tường lan can cao nhất tòa nhà.
+ Các mảng tường tiếp xúc với nắng, gió của môi trường đều bị nứt da quy khốc liệt. Trong khi các tấm tường ngăn phòng trong mát hầu như hoàn hảo không nứt.
+ Cùng một loại vữa tô trát nhưng các tấm tường ngăn phòng trong mát thì không bị ảnh hưởng.
+ Thu thập thông tin tại các công trường được biết hầu hết Thiết kế, Định mức, Dự toán cho Giám sát và nhà thầu thực hiện của vữa xây tô là dùng xi măng PCB40 trộn với phối liệu MAC75 (5.5 - 6.0 bao xi măng PCB40 cho 1m
3 cát, hoặc 1 bao xi măng cho 10 thùng cát (thùng sơn 18 lít). Do tâm lý sợ nứt hầu thực tế tại công trường đều dùng cấp phối 6 bao xi măng cho 1m
3 cát.
Kết luận: Các mảng tường bao ngoài tiếp xúc với nắng, gió của môi trường do mất nước nhanh trong lớp vữa tô trát dẫn đến co ngót nhanh và đều bị nứt DA QUY khốc liệt.
+ Các mảng tường bao ngoài do vị trí đặc thù khó phun nước bảo dưỡng như các mảng tường ngăn phòng trong mát.
+ Do dùng vữa xây tô không phù hợp.
(Còn nữa)
Công ty TNHH Gạch Ống Không Nung Ngôi Sao Bình Dương