Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Bão giá tràn vào các công trình xây dựng

07/04/2011 - 08:59 SA

Giá cả ngày một leo thang, bão giá đã lấn sâu vào từng ngõ ngách của đời sống. Trong một thời gian ngắn nhưng thị trường luôn biến động bới sự tăng giá của hàng loạt các mặt hàng. Thị trường vật liệu cũng nóng lên vì giá của xi măng, sắt, thép, gạch, ngói,….đều tăng cao. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến các công trình xây dựng và nhà thầu cũng như các chủ đầu tư.
Nguyên vật liệu đội giá từng ngày

Sau khi giá xăng, dầu tăng đã khiến cho thép, xi măng,… đối mặt với đợt tăng giá mới. Giá xi măng đã tăng thêm 10-15% so với trước đó. Đối với ngành thép, ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết: “Để luyện được một tấn thép thành phẩm từ phôi mất khoảng 40 kg dầu FO (dầu mazut). Theo mức điều chỉnh tăng giá vừa rồi của Bộ Tài chính, mặt hàng này tăng 2.000 đồng/kg, từ 14.800 đồng/kg lên 16.800 đồng/kg, tương đương giá thành mỗi tấn thép thành phẩm tăng lên là khoảng 80.000 đồng. Đó là chưa kể tới các chi phí khác cũng sẽ phải tăng như vận tải”.

Chỉ tính từ đầu năm 2011 đến nay, giá thép đã tăng gần 3 triệu đồng/tấn. Riêng trong tuần đầu tiên của tháng 3 vừa qua, một loạt các công ty thép như: Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên, Thép Vina Kyoei, Thép Việt, Pomina... cũng điều chỉnh tăng giá  từ 300 - 600 nghìn đồng/tấn.  Giá thép giao tại Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (Tisco) có giá bán dao động từ 15,75 - 16,55 triệu đồng/tấn tùy loại, chưa có thuế VAT. Sau khi điều chỉnh thêm 600 nghìn đồng thì thép cuộn phi 6 - phi 8 tròn trơn nâng lên 16,1 triệu đồng/ tấn; thép cây vằn phi 10 bán với mức giá 16,35 triệu đồng/tấn; thép phi 12 và phi 14 cây vằn giá bán lần lượt là 16,2 triệu đồng và 16,1 triệu đồng/tấn.


Ảnh minh họa

Cũng trong tháng 3/2011, Công ty thép Thép Vina Kyoei đã điều chỉnh giá tăng 500.000 đồng/tấn, lên trên 17 triệu đồng/tấn (giá chưa thuế VAT). Thép của công ty Pomina được điều chỉnh tăng 400.000 đồng/tấn, lên 17,06 triệu đồng/tấn (giá chưa thuế VAT).  Tổng Công ty Thép Việt Nam văn phòng tại TPHCM điều chỉnh giá bán tăng 600.000 đồng/tấn, với giá thép giao tại nhà máy lên 16,71 triệu - 16,92 triệu đồng/tấn (chưa thuếVAT). Tăng đồng thời cùng giá thép, trong hai tháng vừa qua, giá xi măng tại các nhà máy cũng tăng đáng kể. Từ ngày 1/4, nhiều thương hiệu xi măng bắt đầu tăng giá thêm 150.000 đồng/tấn. Cụ thể, giá xi măng giao tại nhà máy của Hà Tiên 1 giữ mức 1,56 triệu đồng/tấn, Nghi Sơn khoảng 1,57 triệu đồng/tấn, Fico khoảng 1,5 triệu đồng/tấn... Hà Tiên 1 tăng giá bán xi măng rời chưa đóng bao thêm 120.000 đồng/tấn, giá bán giao tại nhà máy cho loại xi măng này ở mức 1,48 triệu đồng/tấn… Thực tế qua khảo sát, thị trường xi măng trong thời gian gần đây lien tục điều chỉnh, thậm chí ở một số thị trừờng như Hải Phòng, Khánh Hòa,… đang lên cao sốt giá xi măng.

Ngoài vật liệu xây dựng thì xăng, điện cũng đang trong đà tăng giá mạnh. Tính đến thời điểm hiện nay, giá xăng đã tăng thêm 33%, điện tăng 15,3%. Trong tuần cuối tháng 3 vừa qua, còn có thông tin giá than cũng sẽ tăng 40%. Theo ông Nguyễn Văn Thiện,  Chủ tịch Hiệp hội XMVN “Việc giá điện, than, xăng dầu, tỉ giá VND/USD và lãi suất đều tăng,  khiến giá các loại nguyên vật liệu  bị đội giá lên khá nhiều. Điển hình là giá xi măng đã tăng thêm  từ 22-30%,  tuỳ  quy mô của từng nhà máy. Nếu không tăng giá để bù các chi phí năng lượng sản xuất thì ngành xi măng sẽ khó trụ vững”.

Nhà thầu và chủ đầu tư đối mặt với những khó khăn

Giá nguyên vật liệu tăng khiến các chủ đầu tư xây nhiều khó khăn vì chi phí đầu vào tăng cao. Mỗi  công trình xây dựng, giá nguyên vật liệu thường chiếm từ 40 - 70% tổng dự toán. Theo nhận định của Viện Kinh tế Xây dựng, sự thay đổi giá các vật liệu  xi măng, thép xây dựng, đá, cát và gạch sẽ làm chi phí xây dựng tăng từ 1,25 đến 1,4 lần. Theo Giám đốc một công ty xây dựng tư nhân tại Hà Nội: “Công ty của tôi hiện đang xây dựng 2 công trình nhưng đứng trước nguy cơ lỗ vốn . Vì khi ký hợp đồng với khách hàng vào tháng 6/2010, giá thép chỉ 12 triệu đồng/tấn, còn đến thời điểm hiện nay đã lên trên 16 triệu đồng/tấn. Nếu không đàm phán lại với một đơn giá thi công mới, chắc chắn công ty sẽ lỗ”. Một giám đốc công ty Xây dựng khác cũng cho biết “khi đầu tư xây dựng chúng tôi đều hy vọng có thể lãi từ 15 – 20% nhưng với tình hình vật liệu tăng gần 15% như hiện nay thì chắc chắn sẽ lỗ, nếu may mắn lắm thì hoà vốn”.


Ảnh minh họa

Trao đổi với phóng viên ximang.vn, Bà Phạm Hoài Linh- Phó Giám đốc văn phòng dự toán(Tổng  công ty tư vấn xây dựng VNCC) chia sẻ những khó khăn đối với ngành xây dựng trong tình hình hiện nay: “Giá vật liệu xây dựng tăng đột biến so với các năm trước khiến cho giá thành xây dựng tăng, kinh phí xây dựng ở các giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn thiết kế cơ sở vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Điều đó có nghĩa là phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư hoặc phải điều chỉnh lại thiết kế. Với một đơn vị thiết ké xây dựng như VNCC thì điều chỉnh đó đồng nghĩa với việc tính toán, làm đi làm lại lại nhiều lần cho phù hợp với tổng mức đầu tư và giá cả thị trường xây dựng. Mặt khác, giá cả tăng nhanh khiến chủ đầu tư có thể phải sắp xếp lại tiến độ vốn cũng như tiến độ xây dựng”.

Trước tình hình hiện tại, nhà thầu đang thi công đòi tăng giá nhưng người chủ công trình không có vốn dự phòng, vay ngân hàng thì lãi suất quá cao do Nhà nước đang hạn chế tín dụng để kìm hãm lạm phát. Điều đó sẽ dẫn đến công trình bị ngừng trệ. Thậm chí nhà thầu còn bỏ công trình để thu hồi lại vốn. Nhiều công trình đã trúng thầu nhưng bỏ thầu không thi công. Sở dĩ như vậy là bởi, nhiều công trình từ khi lập hồ sơ tham gia dự thầu đến khi xét thầu diễn ra cả năm, rồi thi công cũng mất vài năm. Vậy mà giá nguyên liệu chỉ tính ở thời điểm lập hồ sơ tham gia thầu, không có điều chỉnh. Điều này có những ảnh hưởng tiêu cực tơi lợi nhuận, tốc độ thi công và chất lượng công trình, gây tâm lí lo lắng, hoang mang.

Hơn nữa, khi giá cả mọi thứ đều tăng, tiền lương cho nhân công và chi phí cho ca máy cũng tăng lên rất nhiều. Nếu như nhà thầu không trả mức lương thỏa đáng sẽ dẫn đến việc làm ăn sơ sài, qua quýt của nhân công gây ảnh hưởng chất lượng công trình. Đó là còn chưa kể đến việc ăn bớt nguyên vật liệu công trình. Nói rõ thêm về điều này, Ông Anh Tuấn- Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn kiến trúc và đầu tư xây dựng Kiến Gia Hưng, Nghệ An cũng có những chia sẻ về việc tăng giá làm ảnh hưởng tiêu cực đến những hoạt động của Công ty như: “Lợi nhuận giảm, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, gây tâm lí hoang mang,….”

Theo Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, giá thành xây dựng tăng ảnh hưởng lớn đến các công trình xây dựng nhưng chỉ có các công trình nhỏ và vừa do các nhà thầu nhỏ mới gặp khó khăn. Những nhà thầu lớn không bị thiệt hại nhiều do đã ký hợp đồng có điều chỉnh giá theo biến động của thị trường.

Có thể nói, những tác động của việc tăng giá vật liệu xây dựng đối với các công trình, đang là những khó khăn mà nhà thầu cũng như chủ đầu tư phải đối mặt. Cũng như quy luật phát triển của thị trường, nếu ai chấp nhận và năng động tự lập để vượt qua thì người đó sẽ đứng vững trước những khó khăn. Quan trọng hơn cả là sự điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp, huy động bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như: Hợp sức doanh nghiệp lại, tận dụng các nguồn vốn nước ngoài, ….nhằm khắc phục những khó khăn trong giai đoạn này. Bởi xây dựng lên những công trình đó là công sức của nhiều người đóng góp vào. Vì thế mà chữ “tâm” , chữ “tín” của nhà thầu và người thi công phải được đặt lên hàng đầu.

LN- Phương Thanh

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng