>> Hòa Phát giảm giá thép cuộn cán nóng
>> Thép Hòa Phát lần đầu xuất khẩu đi châu Phi
>> Hòa Phát giữ vững vị trí dẫn đầu thị phần thép xây dựng
Cùng với các cổ phiếu khác trong ngành nằm sàn trong phiên giao dịch ngày 10/11, cổ phiếu HPG bị khối ngoại bán ròng 17 triệu đơn vị cổ phiếu. HPG cũng giảm sàn còn 12.100 /cp với khối lượng dư bán sàn 3,7 triệu đơn vị. Trước những diễn biến trên sàn chứng khoán thì Tập đoàn vừa có thông báo đến các đối tác cung ứng về việc dừng hoạt động 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Dung Quất và 2 lò cao ở Hải Dương từ tháng 11/2022.
Theo văn bản, ngoài việc dừng 4 lò trên, trong tháng 12 /2022 HPG sẽ dừng sản xuất 1 lò cao nữa tại Dung Quất. Từ đây đến cuối năm, HPG Dung Quất sẽ có 3 lò cao dừng hoạt động. Lý do dừng lò được đưa ra là để đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh của Tập đoàn. Dù thị trường đang gặp khó nhưng hiện tại tồn kho của các doanh nghiệp và HPG vẫn ở mức khá cao. Cuối quý 2/2022, hàng tồn kho của HPG tăng vọt lên 57.600 tỷ đồng
Quý III/2022, HPG lỗ lịch sử 1.800 tỷ đồng, lỗ lớn nhất trong toàn ngành thép, tương ứng doanh thu của "vua thép" cũng đã liên tục đi xuống sau khi đạt đỉnh vào quý 4/2021. Hiện tổng sản lượng tiêu thụ thép quý 3/2022 của HPG chỉ đạt thấp, giảm 7% so với quý trước. Bên cạnh đó, giá thép xây dựng tiếp tục về mức thấp so với quý 2/2022. Giá vốn vẫn ở mức cao khoảng 80% giá vốn của HPG đến từ quặng sắt và than cốc.
Mặc dù giá của hai nguyên liệu này đã hạ nhiệt nhưng HPG vẫn phải ghi nhận hàng tồn kho nguyên liệu nhập từ các quý trước với giá cao hơn thời điểm quý 3. Bên cạnh đó, chi phí tài chính tăng cao “ăn mòn” lợi nhuận. HPG nhập than cốc và quặng sắt từ nước ngoài và thanh toán bằng USD. Quý 3 vừa qua, HPG trả khoản nợ 10.855 tỷ đồng cho nhà cung cấp trong bối cảnh tỷ giá USD/VND leo thang. Điều này khiến HPG ghi nhận lỗ gần 1.119 tỷ đồng, cao hơn lợi nhuận gộp trong quý.
Theo Ban lãnh đạo HPG, kết quả kinh doanh trên do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, cùng với đó, giá nguyên vật liệu, đặc biệt là giá than cao gấp 3 lần thời điểm bình thường. NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ, kiểm soát room tín dụng, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh... đều tác động mạnh đến hoạt động của HPG.
Theo các chuyên gia, Hòa Phát hiện có 7 lò cao với tổng công suất trên 8 triệu tấn/năm.Theo tính toán, chi phí đóng cửa và mở lại mỗi lò cao vào khoảng 40 tỷ đồng. Như vậy nếu đóng 04 lò, Tập đoàn này sẽ mất 160 tỷ đồng chưa kể các khấu hao chi phí...
Theo báo cáo mới công bố, SSI Research đã điều chỉnh dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Hoà Phát xuống 10.200 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2021. Như vậy, theo ước tính HPG sẽ ghi nhận khoản lỗ ròng 270 tỷ đồng trong quý 4/2022. Tuy nhiên, mối lo ngại chính trong thời gian tới là nhu cầu thép giảm nhanh ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Việc đóng cửa các lò cao có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy quan điểm thận trọng của Ban lãnh đạo về triển vọng thị trường thép trong tương lai không mấy sáng sủa...
Theo dự báo, sang đến năm 2023, SSI tiếp tục điều chỉnh giảm lợi nhuận ròng của HPG xuống 10.880 tỷ đồng, SSI cho rằng trong ngắn hạn trong bối cảnh thị trường bất động sản chững lại cùng với triển vọng kinh tế toàn cầu kém khả quan chưa hỗ hợ nhiều cho Tập đoàn.
VLXD.org (TH/ Cafef)