Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Hải Dương: Sức ép giá điện đè nặng lên doanh nghiệp sản xuất xi măng

12/12/2023 - 04:17 CH

Ước tính chi phí điện chiếm khoảng 10 - 15% giá thành sản xuất đối với doanh nghiệp sản xuất xi măng. Việc điện tăng giá bình quân từ 1.920,37 đồng/kWh lên 2.006,79 đồng/kWh, tương đương tăng 4,5% từ ngày 9/11 khiến các doanh nghiệp xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương gặp khó khăn kép.
Thời gian qua, hoạt động sản xuất và tiêu thụ xi măng nói chung vẫn chưa hết khó khăn. Đây là lần tăng  thứ 2 trong năm 2023, trước đó, giá điện tăng lần thứ nhất với mức 3%. Giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất xi măng tăng, giá than vẫn duy trì ở mức cao, cộng thêm chi phí giá điện tăng thêm 4,5% dự báo trong thời gian tới tình hình kinh doanh của  sẽ khó càng thêm khó.

Năm 2023, nguồn cung xi măng trong cả nước khá lớn khoảng 117,8 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ từ 68 - 68,5 triệu tấn, nên cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục. Các công trình, dự án cũng chậm triển khai, thậm chí phải giãn, hoãn tiến độ do khó khăn về nguồn vốn. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm… Thị trường xuất khẩu xi măng, clinker cũng có nhiều khó khăn... Đó là nguyên nhân khiến Công ty TNHH MTV Vicem Hoàng Thạch phải tạm dừng hoạt động dây chuyền 1 từ ngày 18/1/2023 đến nay.

Theo ông Lê Văn Định, Giám đốc Công ty CP Sản xuất Vật liệu xây dựng Thành Công cho rằng, năm 2023 có thể nói là thời gian khó nhất từ trước đến nay của ngành sản xuất xi măng nói chung và các  trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng.


Trước tình huống này, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng đã chủ động tìm giải pháp để tự vượt qua khó khăn. Để vượt qua giai đoạn này, Công ty CP Sản xuất Vật liệu xây dựng Thành Công đã chủ động cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất nhằm hỗ trợ giảm giá thành sản xuất và giảm tiêu hao điện. Chỉ cần tiết kiệm 2 - 3 số điện cho 1 tấn sản phẩm thì cũng có thể bù được mức tăng giá điện. Nhưng việc tối ưu để tiết kiệm điện trên 1 tấn sản phẩm cũng chỉ có giới hạn. Do đó, chúng tôi phải tính toán để tối ưu mỗi thứ một tí chứ không thể trông chờ hết vào yếu tố nào, ông Lê Văn Định chia sẻ.

Theo đại diện Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch, sức cầu của thị trường trong nước và quốc tế với ngành Xi măng hiện rất yếu, hoạt động của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi hàng tồn kho gia tăng. Thời gian qua, các doanh nghiệp xi măng đã liên tục nỗ lực tiết kiệm chi phí, với mong muốn cải thiện sức cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, giá điện tăng tạo thêm áp lực mới, ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, mục tiêu tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Để ứng phó với tác động của việc tăng giá điện, đại diện Xi măng Hoàng Thạch cho biết, từ nay tới cuối năm, doanh nghiệp sẽ cố gắng chưa tăng giá bán để duy trì sức cạnh tranh. Sang năm 2024 sẽ tiếp tục tính toán dựa trên tình hình thực tế để đưa ra phương án phù hợp. Vicem Hoàng Thạch sẽ tiếp tục tiết giảm chi phí sản xuất, trường hợp bắt buộc phải tăng giá thì doanh nghiệp mới tăng.

VLXD.org (TH)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng