Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, qua 11 tháng năm 2023, sản lượng trong toàn ngành đạt khoảng hơn 80 triệu tấn, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, sản lượng tiêu thụ xi măng ở thị trường nội địa là 52 triệu tấn, giảm 16% và sản lượng xuất khẩu đạt gần 29 triệu tấn, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2022.
TS. Nguyễn Quang Hiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng chia sẻ, hiện các đang phải gánh áp lực rất lớn, khi sản lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đều giảm mạnh. Sản lượng tiêu thụ giảm mạnh dẫn đến nhiều nhà máy xi măng phải ngừng hoạt động một số dây chuyền lò nung, trong đó có những dây chuyền phải ngừng dài hạn.
Nguyên nhân chính là do thị trường bất động sản trầm lắng trong thời gian dài suốt từ năm 2022 khiến việc triển khai xây dựng các công trình, dự án giảm mạnh, từ đó kéo theo nhu cầu về xi măng phục vụ xây dựng không cao. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng nhìn chung tiến độ triển khai còn chậm so với kế hoạch cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn đầu ra của chuỗi sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng.
Phân tích về những khó khăn, thách thức của Việt Nam hiện nay, PGS.TS Lương Đức Long, Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, giai đoạn những năm 1990 - 2009 Việt Nam thường xuyên phải nhập khẩu xi măng, clinker. Đến năm 2009, thị trường xi măng của Việt Nam vẫn là thị trường của người bán, tức là nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu. Chính phủ khuyến khích đầu tư xây dựng thêm các nhà máy xi măng.
Giai đoạn từ 2000 - 2010 có rất nhiều dự án đăng ký đầu tư xây dựng nhà máy xi măng. Năng lực sản xuất năm 2010 đã đạt mức 55 triệu tấn xi măng/năm, nhu cầu lúc đó là 55,7 triệu tấn. Từ năm 2010 trở về trước, ngành Xi măng hầu như không gặp khó khăn gì trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, từ năm 2011, xuất hiện vấn đề cung vượt cầu. chuyển từ thị trường của người bán sang thị trường cạnh tranh. Có thể nói, khó khăn của ngành Xi măng Việt Nam xuất hiện từ năm 2010.
Từ năm 2010 - 2022 năng lực sản xuất xi măng tăng, tăng trưởng tiêu thụ nội địa xi măng của Việt Nam ở mức rất thấp, chỉ đạt trung bình 1,6%/năm. Doanh nghiệp buộc phải tính đến phương án . Năm xuất khẩu nhiều nhất (2021), Việt Nam xuất khẩu đến 45,7 triệu tấn, tương đương với 42% sản lượng sản xuất của năm. Tuy nhiên, đến năm 2020, cũng như các ngành kinh tế khác, ngành Xi măng phải chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và giá năng lượng, đặc biệt là giá than tăng khủng khiếp. Trong bối cảnh đó, ngành Xi măng vẫn cố chống chọi đến năm 2021 nhưng từ năm 2022 bắt đầu đuối sức.
Thêm vào đó, từ 1/1/2023 mức thuế suất xuất khẩu clinker tăng từ 5 lên 10% và clinker xuất khẩu không được áp dụng luật thuế GTGT. Tính đến thời điểm hiện tại, giá điện đã tăng 2 lần (lần thứ nhất tăng 3%, lần thứ 2 tăng 4,5%) tạo thêm áp lực, ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Cộng hưởng tất cả những điều này, ngành Xi măng hiện nay, có thể nói đang đứng bên bờ vực, PGS.TS Lương Đức Long cho biết.
Từ góc độ doanh nghiệp trong ngành, ông Đào Nguyên Khánh, Trưởng Bộ phận Phát triển bền vững và Truyền thông doanh nghiệp, Công ty Xi măng Insee Việt Nam chia sẻ, từ ảnh hưởng kéo dài sau đại dịch Covid-19 làm cho chuỗi cung ứng bị đứt gãy, lĩnh vực bất động sản gặp khó khăn… khiến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của phần lớn các bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với Insee Việt Nam, năm 2023 là năm có doanh số bán hàng thấp nhất trong lịch sử gần 30 năm phát triển của đơn vị. Uớc tính năm nay doanh số bán hàng của doanh nghiệp sụt giảm khoảng 35% so với năm 2022.
VLXD.org (TH)