Với sự kiện đốt lò tại nhà máy Xi măng
Sông Lam 2, lô sản phẩm đầu tiên của nhà máy dự kiến sẽ chính thức ra
thị trường vào ngày 2/9 tới đây.
Như vậy, Xi măng Sông Lam 2 đã
hoàn thành công tác xây dựng, lắp đặt
thiết bị chỉ sau gần 6 tháng
Tập đoàn Vissai chính thức mua lại từ chủ cũ, là Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu
khí Việt Nam (PVC) và Công ty CP Xi măng Dầu khí 12/9. Nhà máy xi măng
Sông Lam 2 hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ cung ứng ra thị trường
miền Trung 600.000 tấn /năm. Sản phẩm của nhà máy là xi măng
PCB30.
Trước đó, trong suốt một thời gian dài, Công ty CP Xi măng Dầu khí 12/9 đã gặp gỡ
nhiều nhà đầu tư, thương thảo cùng hoàn thiện hạng mục dở dang, để sớm
đưa nhà máy vào sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải
quyết gánh nặng nợ nần từ vốn vay đầu tư, nhưng đều thất bại.
Tới
đầu tháng 3/2015, tức sau gần 2 năm phải tạm dừng thi công do chủ đầu
tư cạn vốn, dự án Xi măng Dầu khí 12/9 đã được Tập đoàn Xi măng The
Vissai mua lại và bỏ vốn hoàn thiện.
Nhờ sự tin
cậy, hỗ trợ về vốn từ các tổ chức tín dụng, sự ủng hộ từ chính quyền
địa phương, sau 6 tháng, nhà máy Xi măng Sông Lam 2 đã chính thức được
vận hành sản xuất, đó là sự cố gắng lớn của toàn thể Ban lãnh đạo và
người lao động Tập đoàn Vissai.
Tính đến cuối năm 2014, Tập đoàn
Xi măng The Vissai có năng lực sản xuất 8 triệu tấn/năm. Với việc mua
lại Xi măng Sông Lam 2 và hiện đang đầu tư Nhà máy xi măng Sông Lam,
công suất 7,2 triệu tấn, năng lực sản xuất của Vissai đã được tăng lên
nhanh chóng.
Theo kế hoạch, cuối năm 2016, giai đoạn 1 của Xi măng Sông Lam với công suất 4 triệu tấn/năm sẽ được đưa vào vận hành.
Theo