Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất VLXD chú trọng đổi mới công nghệ trong sản xuất

08/02/2018 - 03:32 CH

Áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chú trọng quan tâm đổi mới công nghệ, khuyến khích cán bộ, người lao động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào sản xuất đang là những vấn đề được các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng đặc biệt quan tâm trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về thị trường tiêu thụ, giá bán như hiện nay.
Là doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có truyền thống, Công ty CP Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn luôn chú trọng tới việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, mở rộng quy mô đầu tư để nâng cao sản lượng, doanh thu, tạo việc làm cho người lao động. Cuối năm 2016, Công ty đã hoàn thiện việc đưa dây chuyền sản xuất gạch tuynel số 3, công suất thiết kế 35 triệu viên/năm, ứng dụng công nghệ lò nung sấy tuynel trần phẳng với những cải tiến mới nhất vào hoạt động.
 

Sản xuất gạch không nung tại Công ty TNHH Xây dựng thương mại Hà Liên, xã Tân Phúc (Nông Cống).

Với việc đưa thêm dây chuyền số 3 vào sản xuất, tổng công suất cả 3 dây chuyền của nhà máy đã đạt con số 75 triệu viên/năm. Ông Nguyễn Tất Quán, chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc công ty, cho biết: Toàn bộ máy móc, thiết bị của dây chuyền này đều được nhập của các hãng uy tín, với tổng vốn đầu tư hơn 45 tỷ đồng. So với công nghệ sản xuất cũ, công nghệ lò nung sấy tuynel trần phẳng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn trong sản xuất, như: Giảm thiểu bụi, khói do nhiệt khí thải được tận dụng để nung sấy khô sản phẩm, tiết kiệm nhiên liệu khoảng 30% so với công nghệ cũ. Sản phẩm bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, khả năng chịu mặn tốt và đã được người tiêu dùng đón nhận ngay khi tham gia thị trường. Năm 2017, công ty đã sản xuất và tiêu thụ được gần 100 triệu viên gạch, doanh thu đạt gần 100 tỷ đồng, tăng 30% so với  năm 2016 và giải quyết việc làm cho 230 lao động với thu nhập trung bình 6 triệu đồng/người/tháng.

Hiện nay, nhiều đơn vị sản xuất gạch không nung trên địa bàn đã áp dụng công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị được nhập khẩu đồng bộ, thiết bị trong dây chuyền có tính thích nghi cao với điều kiện sản xuất ở Việt Nam, yêu cầu trình độ tự động hóa vừa phải, có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành và sửa chữa, phù hợp với các loại nguyên liệu của Việt Nam... Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 47 dự án sản xuất gạch không nung, với tổng công suất thiết kế đạt hơn 1 tỷ viên/năm, chiếm 43% tổng công suất vật liệu xây dựng của toàn tỉnh. Trong đó, có 35 dự án hiện đã có nhà máy đang sản xuất, với tổng công suất 753 triệu viên, 12 dự án còn lại đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018.

Công ty TNHH Xây dựng thương mại Hà Liên, xã Tân Phúc (Nông Cống) đã sớm nghiên cứu, tiếp cận và đầu tư thiết bị sản xuất gạch không nung từ cuối năm 2012. Qua hơn 5 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm gạch không nung của công ty đã được các công trình lớn trên địa bàn tỉnh cũng như các hộ dân trong khu vực tin dùng và đánh giá cao.

Để nâng cao công suất, phát triển hơn nữa về chất lượng và mẫu mã sản phẩm, năm 2016, Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung chất lượng cao công nghệ châu Âu. Tổng công suất thiết kế dây chuyền mới này đạt 70 triệu viên/năm, nâng tổng công suất của nhà máy lên 100 triệu viên/năm. Nhờ đội ngũ kỹ thuật vận hành với kinh nghiệm sản xuất nhiều năm, nguồn nguyên liệu tốt được tuyển chọn kỹ càng tại mỏ đá được cấp phép của doanh nghiệp và công nghệ tiên tiến vượt trội nên sản phẩm gạch không nung mới của doanh nghiệp được các chủ thầu xây dựng và người tiêu dùng đánh giá cao. 

Theo quy hoạch, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phải hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường; đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và tham gia xuất khẩu; từng bước hội nhập khoa học và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng quốc tế, nâng cao trình độ nghiên cứu trong nước, rút ngắn khoảng cách về công nghệ với thế giới. Đồng thời, quy hoạch đặt ra mục tiêu, đến năm 2020, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phải đạt công nghệ sản xuất tiên tiến, sản phẩm chất lượng cao, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường.

VLXD.org (TH/ Báo Thanh Hóa)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng