Duy
trì sản xuất, ổn định dây chuyền công nghệ hay mở rộng thị trường, thúc
đẩy tiêu thụ, cái nào quan trọng hơn? Đó luôn là câu hỏi thường trực
cho người đứng đầu doanh nghiệp. Và các
ở Việt Nam hay xảy ra tình trạng, lãnh đạo có chuyên môn về ngành gì,
thì sẽ ưu tiên mảng công việc đó. Lãnh đạo có chuyên môn về công nghệ,
sản xuất sẽ được quan tâm và ưu tiên hơn. Hay người đứng đầu doanh
nghiệp học về kinh tế hay quản trị kinh doanh, thì công tác thị trường
sẽ được chú trọng. Thậm chí có nhà máy Giám đốc có chuyên môn về tự động
hóa, lĩnh vực này của sản xuất được ưu tiên hết mức, khiến các bộ phận
khác phải ghen tỵ.
Sản xuất đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp xi măng.
Thực tế trong quản trị hiện đại,
và đưa sản phẩm ra thị trường là một quá trình hết sức đồng bộ. Các
khâu từ sản xuất đến bán hàng, từ khai thác mỏ đến tiêu thụ… đều liên
quan chặt chẽ hết sức cơ hữu. Người làm marketing hay bán hàng trực tiếp
đều có thể nói với khách hàng rằng, xi măng được sản xuất từ các thành
phần nguyên liệu đá vôi, đá sét… có thành phần hóa như thế nào? Ngoài mỏ
nguyên liệu đã được khai thác như thế nào? Quá trình sản xuất nung
luyện sử dụng loại thiết bị gì? Cho đến việc dây chuyền được tự động hóa
như thế nào? Người bán hàng sẽ ghi khắc vào tâm trí khách hàng hình ảnh
của một , được sản xuất đồng bộ, công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng.
Nếu
phối liệu có vấn đề thì dù có được tự động hóa tinh vi tới cỡ nào, khâu
nung luyện có chủ động tới đâu, thì sản phẩm tạo ra vẫn có vấn đề về
chất lượng. Hoặc sản phẩm có tốt cỡ nào nhưng công tác thị trường yếu
kém, không thuyết phục được khách hàng, mạng lưới phân phối bất cập
không hợp lý, thì khó có thể tiêu thụ một cách hiệu quả.
Quan tâm
đến chi tiết của từng công đoạn sản xuất, doanh nghiệp đang chú trọng
đến chất lượng sản phẩm. Điều đó thể hiện doanh nghiệp đang tôn trọng
cuộc chơi, tôn trọng thị trường, cạnh tranh sòng phẳng. Đây là ĐIỀU KIỆN
CẦN để doanh nghiệp có thể tự tin đưa sản phẩm ra thị trường. Nhưng yếu
tố quan trọng, và đôi khi là quyết định, đó là công tác bán hàng, cũng
là ĐIỀU KIỆN ĐỦ. Doanh nghiệp chỉ có thể hiện thực hóa kết quả kinh
doanh khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng và giá trị được thu về tương
ứng.
Hãy bắt đầu từ con ngườiCũng giống
thói quen hô hào chung mang tính phong trào, trong các hội nghị, các
doanh nghiệp luôn nói lấy con người là trung tâm. Nhưng đa phần họ làm
không được bao nhiêu. Và đã có nhiều phải trả giá cho điều này. Một số
có tư duy nhiệm kỳ, công tác nhân sự mất quá nhiều nguồn lực vào các
cuộc chạy đua quyền hành, mà thiếu sự quan tâm đến hiệu quả lâu dài của
doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp lại quá chú trọng vào sản xuất. Suốt
ngày lo nâng cấp, cải tiến, sửa chữa, khắc phục. Các bộ phận quản lý
không được trang bị hay định hướng công tác quản trị hiệu quả. Việc ai
nấy làm. Thậm chí có doanh nghiệp các bộ phận phòng ban phối kết hợp kém
chặt chẽ và thiếu đồng bộ, có khi không hợp tác. Thiếu quan tâm đến đời
sống cán bộ công nhân. Không có công tác đào tạo thường xuyên nâng cao
nhận thức hay định hướng công việc cho tương lai nhân viên. Kết quả nhân
viên bất mãn, vừa vận hành vừa phá thiết bị máy móc… khiến doanh nghiệp
phải chịu hậu quả.
Quản trị phương tiện, trang thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thếCác
dây chuyền xi măng luôn được trang bị hệ thống điều khiển tự động hóa,
nhưng chủ yếu phục vụ cho việc điều khiển và theo dõi trạng thái hoạt
động. Và thường cũng chỉ kết nối được các thiết bị chính, có khả năng
điều khiển, có PLC. Hàng trăm thiết bị khác, thứ yếu hơn nhưng cũng cần
kiểm tra theo dõi thường xuyên, cần bảo dưỡng sửa chữa thay thế… Các
thiết bị này thường được phát hiện thủ công và đôi khi có sự cố mới được
quan tâm.
Phòng theo dõi các thông số sản xuất qua hệ thống điện tử tại Công ty CP .
Một hệ thống quản trị toàn diện được tự động hóa, theo
lịch trình được thiết đặt trước, sẽ đưa ra lịch bảo dưỡng và kiểm tra
định kỳ, phòng ngừa các sự cố, dự trù kinh phí, vật tư phụ tùng để sẵn
sàng thay thế trong kỳ bảo dưỡng, giảm thiểu tối đa và phòng ngừa các
trục trặc hỏng hóc có thể xảy ra. Hiện nay nhiều hãng phần mềm công nghiệp
trên thế giới đã cung cấp nhiều module công cụ cho lĩnh vực này. Để làm
được, doanh nghiệp cần xây dựng hệ Cơ sở dữ liệu chuẩn cho toàn bộ các
thiết bị thuộc dây chuyền sản xuất.
Quản trị năng lượngHiệu
quả sản xuất kinh doanh cũng phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản trị,
sử dụng tối ưu các nguồn năng lượng. Từng thiết bị, từng công đoạn sản
xuất tiêu tốn các loại nguyên nhiên liệu, điện năng hàng phút hàng giờ.
Bài toán muôn thuở của các nhà máy là làm thế nào giảm thiểu lãng phí
than, dầu, điện năng… không những cho dây chuyền sản xuất mà còn cho các
hệ thống phụ trợ khác bên ngoài như khối Hành chính, Khai thác Mỏ, Vận
chuyển nguyên vật liệu… Doanh nghiệp nào làm tốt sẽ giảm giá thành sản
phẩm rõ rệt, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, và đặc biệt, tiết kiệm
năng lượng luôn đi đôi với giải pháp bảo vệ môi trường. Làm được điều
này, doanh nghiệp sẽ có lợi kép trong một giải pháp.
Hiện
nay trong các ngành công nghiệp nói chung và xi măng nói riêng đã và
đang hình thành hệ thống giải pháp kiểm toán năng lượng. Nhưng dường như
còn rất sơ khai và có nhiều rào cản khi áp dụng vào thực tiễn. Các
doanh nghiệp mạnh dần cần tự đưa ra hệ thống kiểm soát cho riêng mình.
Áp dụng tin học hóa. Các hãng phần mềm công nghiệp trên thế giới đã cung
cấp nhiều module công cụ cho lĩnh vực này.
(còn nữa)
ThS. Lương Xuân Tuân