Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

LILAMA với những công trình vượt thời gian

11/12/2012 - 02:26 CH

Những người thợ Lắp máy Việt Nam hiện đang có mặt trên nhiều công trình xây dựng ở khắp đất nước phần lớn thuộc thế hệ thứ 3. Họ đang kế tục truyền thống một chuyên ngành cơ khí chế tạo và lắp đặt thiết bị của các thế hệ cha anh đi trước đã từng nổi danh và để lại những dấu ấn sâu đậm trên nhiều dự án trọng điểm quốc gia trong suốt quá trình lập nghiệp từ hơn 50 năm qua.


Ngay từ thuở ra đời, thợ Lắp máy Việt Nam chỉ bằng những phương tiện thô sơ kết hợp với mưu trí và lòng dũng cảm, họ đã lắp đặt thành công toàn bộ thiết bị các tổ máy thủy điện đầu tiên ở nước ta tại Thác Bà - Yên Bái. Theo đó là một chuỗi thành công trên các nhà máy: Nhiệt điện Uông Bí, Nhiệt điện Ninh Bình, Thủy điện Hòa Bình... và hiện nay là Thủy điện Sơn La với công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á (2.400MW). Thủy điện Sơn La được rút gọn có 6 tổ máy để vừa giảm thời gian thi công, vừa rút ngắn chiều dài của gian máy, khác hẳn với Thủy điện Hòa Bình làm 8 tổ máy cho tổng công suất 1.920MW.


Còn nhớ, khi lắp rotor tổ máy đầu tiên ở Thủy điện Hòa Bình có tải trọng 750 tấn đã phải mời đến hàng chục chuyên gia đầu ngành của Liên Xô, các nhà tư vấn, chủ đầu tư thường xuyên xem xét, kiểm tra, cân nhắc tỉ mỉ các biện pháp thi công trước khi quyết định để thợ lắp máy tiến hành cẩu lắp. Ngày nay, việc lắp đặt thiết bị các tổ máy ở Thủy điện Sơn La còn khó khăn và phức tạp hơn nhiều do phần lớn các thiết bị phụ có đến hơn 258 nghìn tấn tôn mỏng kèm theo 1.584 thanh dẫn điện nguyên kiện chuyển kèm theo bộ phận rotor còn chưa tổ hợp thành khối, những người thợ lắp máy phải tổ hợp và lắp ráp lại trước khi hạ mặt gương 13 tấn xuống stator. Đây là công việc đòi hỏi người thợ lắp máy phải thật tỉ mỉ, công phu và cẩn trọng. Chứng kiến việc lắp đặt chiếc rotor nặng 1 nghìn tấn vào tổ máy đầu tiên tại Thủy điện Sơn La, chúng tôi - những người theo dõi và chứng kiến mà tâm trí lúc nào cũng hồi hộp, căng thẳng, nín thở dõi theo từng động tác, từng tiếng còi hiệu lệnh của người chỉ huy. Với sức nặng của khối rotor hàng nghìn tấn này cần phải sử dụng đến 2 giàn cầu trục có sức nâng 1.200 tấn (trước đây thiết bị này phải đi thuê mướn ở nước ngoài), không chỉ tốn kém chi phí ngoại tệ mà sự chờ đợi còn làm chậm tiến độ cả tháng.

Ngày nay, thợ Cơ khí Việt Nam đã tự thiết kế, chế tạo thành công hàng loạt loại cầu trục có sức nâng 600 tấn/chiếc để phục vụ công tác lắp đặt rotor và các thiết bị trong gian máy Thủy điện Sơn La. Phải mất đến gần 3 giờ đồng hồ, 2 chiếc cầu trục cùng với cánh thợ Lắp máy mới vận chuyển được rotor đặt vào vị trí Tổ máy 1 an toàn, chính xác. Sau lúc lắp xong rotor thì người thợ lắp máy còn phải thực thi rất nhiều công đoạn thường là trong khoảng 8, 9 tháng, nhanh lắm cũng phải mất 7 tháng mới đưa được toàn bộ tổ máy vào chạy thử. Nhưng ở Sơn La, chỉ sau 4 tháng hiệu chỉnh, thí nghiệm đã đưa tổ máy phát điện lên lưới quốc gia.

LILAMA là đơn vị được Chính phủ giao làm nhà thầu lắp thiết bị toàn bộ. Đã có gần 3 nghìn cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề được huy động về đây. Với tinh thần trách nhiệm cao, lực lượng lắp máy đã lao động 3 ca liên tục trong 6 năm liền, hoàn thành lắp đặt trên 115 nghìn tấn thiết bị, tính trung bình cứ 4 tháng 1 lần lực lượng lắp máy hoàn thành lắp đặt xong 1 tổ máy - đây được xem là kỷ lục chưa từng có từ trước đến nay mà chính những người thợ lắp máy cũng phải ngỡ ngàng. Ông Bùi Thúc Khiết - một chuyên gia cao cấp ngành Điện lực Việt Nam, người đã giữ chức vụ Giám đốc BQLDA đồng thời là Giám đốc đầu tiên của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình và cũng là một chứng nhân đi cùng năm tháng để tư vấn, giám sát, theo dõi công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị tại các công trình thủy điện trọng điểm quốc gia nhận xét: Thợ lắp máy Việt Nam là đội quân tinh nhuệ về lắp thiết bị đứng hàng đầu cả nước. Thời gian 4 tháng đã hoàn thành lắp đặt toàn bộ thiết bị của tổ máy đồng thời đưa vào vận hành lên lưới điện đạt hiệu quả lớn về kinh tế, góp phần tăng sản lượng điện và sớm thu hồi vốn. Ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội các DN Cơ khí Việt Nam cho rằng: Việc nhà thầu LILAMA lắp xong cả 6 tổ máy Thủy điện Sơn La trong vòng 24 tháng là một kỷ lục chưa từng có ở Việt Nam từ trước đến nay. Việc hoàn thành toàn bộ Nhà máy thủy điện Sơn La vượt tiến độ kế hoạch gần 3 năm đã cung cấp cho lưới điện quốc gia có thêm 11 tỷ KW/h, làm lợi hơn 20 nghìn tỷ đồng, tiết kiệm chi phí hàng nghìn tỷ và giảm bớt hàng vạn ngày công lao động.

Cùng với thắng lợi về đích trước thời hạn tại công trình Thủy điện Sơn La, tháng 10/2012 vừa qua, TCty LILAMA đã được nhận giải Vàng duy nhất của Asian Power Awards tại Bangkok - Thái Lan. Đây là giải thưởng vàng hàng năm do Tạp chí Điện lực Châu Á Thái Bình Dương bình chọn dành cho các Tập đoàn điện lực và các hãng cung cấp thiết bị lớn trên thế giới đạt thành tích về lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện nhanh nhất. LILAMA đang thể hiện tiềm năng, nội lực để mãi mãi xứng danh là thương hiệu mạnh về công tác chế tạo và lắp thiết bị hàng đầu của Việt Nam và khu vực.

Theo baoxaydung

 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng