Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xây dựng

15/05/2014 - 11:41 SA

Trong những năm qua tình hình hoạt động kinh doanh của các DN trong cả nước nói chung và các DN trong ngành Xây dựng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.


Khó tiếp cận các nguồn vốn

Bộ Xây dựng nhận định, mặc dù thị trường BĐS đã có dấu hiệu tích cực, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: Kinh doanh hạ tầng KCN đình trệ do thiếu nhà đầu tư; kinh doanh nhà ở vừa thiếu đa dạng về sản phẩm vừa có tính thanh khoản thấp; nhiều KĐT đầu tư dở dang hạ tầng kỹ thuật hoặc đầu tư xong phần thô nhưng không tiêu thụ được khá phổ biến. Trong khi đó, thị trường BĐS được coi là đầu ra chủ yếu của các ngành sản xuất VLXD gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ sản phẩm của các DN sản xuất VLXD như thép, xi măng… dẫn đến hàng tồn kho lớn, chi phí tài chính tăng cao.

Một khó khăn nữa mà các DN ngành Xây dựng từ lâu gặp phải và chưa có hướng giải quyết triệt để là tình trạng nợ đọng trong kinh doanh, đặc biệt tại các công trình trọng điểm, các công trình có quy mô vốn lớn. Chính điều này đã gián tiếp làm gia tăng các khoản nợ xấu, dư nợ phải trả, phải thu của hầu hết các DN đều cao dẫn đến bất cân bằng thu - chi tài chính và làm ảnh hưởng đến việc minh bạch hóa thông tin tài chính DN.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vốn, vốn tự có của DN thấp, những bất cập trong việc tái cơ cấu nguồn vốn (thoái vốn, cơ cấu các khoản vốn vay ngắn hạn, cơ cấu nợ…) và việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng cũng như huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân gặp khó khăn đã ảnh hưởng tiêu cực đến SXKD và đầu tư của DN. Mặc dù lãi suất vay vốn tín dụng gần đây đã được điều chỉnh giảm, nhưng nhiều DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng do không đủ điều kiện pháp lý để vay vốn.

Những khó khăn của DN nói trên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thu nhập cho người lao động tại các DN, đặc biệt là các DN hoạt động SXKD trong lĩnh vực xây lắp. Việc duy trì đội ngũ công nhân lành nghề có chuyên môn cao hiện đang là những thách thức lớn nhất đối với các DN do vừa phải chịu ảnh hưởng từ việc cắt giảm đầu tư công, vừa phải cạnh tranh gay gắt với các nhà thầu nước ngoài có tiềm lực tài chính, công nghệ cao hơn...

Phát triển nhà ở xã hội là trọng tâm

Để giải quyết những khó khăn trên, Bộ Xây dựng đã đề ra hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, trong đó đáng chú ý là tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, gắn với việc thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia mà trọng tâm là phát triển nhà xã hội.

Cùng với đó, Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đang triển khai, các dự án đã giao cho chủ đầu tư nhưng chưa triển khai và tiến hành phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở cho phù hợp với nhu cầu thị trường; kiên quyết cho dừng, tạm dừng và thu hồi dự án theo đúng những tiêu chí và quy định của pháp luật…

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, trước hết là giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30 nghìn tỷ đồng, Bộ Xây dựng đề xuất, phối hợp đẩy nhanh việc triển khai nhanh gói tín dụng ưu đãi cho người thu nhập thấp đô thị; cho các dự án nhà ở thương mại đang xây dựng dở dang có quy mô căn hộ nhỏ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi 30 nghìn tỷ đồng để sớm có sản phẩm cung ứng cho thị trường và góp phần giải quyết hàng tồn kho.

Ngoài ra, Bộ tích cực chỉ đạo các DN thực hiện có hiệu quả tái cấu trúc để hình thành các tổ hợp có đủ sức mạnh về tài chính, nắm bắt làm chủ công nghệ tiên tiến, về quản lý SXKD, nâng cao năng lực cạnh tranh, SXKD có hiệu quả, giải quyết được nợ xấu; Tiếp tục rà soát, đổi mới cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi để tăng khả năng tiếp cận vốn, khuyến khích đầu tư, nhất là đối với những DN có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính...

 Bộ Xây dựng đã đề ra hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, trong đó đáng chú ý là tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, mà trọng tâm là phát triển nhà ở xã hội.

Viễn Phong

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng