Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Thúc đẩy đổi mới công nghệ đang là hướng đi của không ít doanh nghiệp thép

12/09/2018 - 08:26 SA

Đầu tư theo chiều sâu, thúc đẩy đổi mới công nghệ đang là hướng đi của không ít doanh nghiệp thép nhằm nâng cao sức cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phát triển thị trường, liên kết hợp tác đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Thực tế, có không ít doanh nghiệp thép nội đã chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực nhằm cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Năm 2018, Công ty Thép Tây Đô đặt mục tiêu tăng trưởng 150% so với năm 2017 và tuyển thêm 300 lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất cho nhà máy cán thép do công ty đầu tư sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2019.

Ông Huỳnh Trung Quang, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Thép Tây Đô cho biết, Công ty đang chuẩn bị đầu tư thêm 1 nhà máy mới trong khu công nghiệp Trà Nóc 1 với các dây chuyền từ luyện, đúc sang cán thép với sản lượng từ 200.000 - 250.000 tấn thép thành phẩm/năm, tổng kinh phí đầu tư khoảng 400 tỷ đồng. Đây được xem là bước đi chiến lược để gia tăng sản lượng và tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của Thép Tây Đô.
 

Tập đoàn Hoa Sen luôn chú trọng đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại.

Trong khi đó Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) với 2 dây chuyền cán thép thuộc giai đoạn 1 dự án Khu liên hợp thép Dung Quất dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018. Các nhà máy cán thép đi vào hoạt động giúp HPG tăng doanh thu, đặc biệt giúp tạo lập thị trường cho sản phẩm trước khi nhà máy công nghệ lò cao đi vào hoạt động vào đầu năm 2019, để khép kín hoàn toàn quy trình sản xuất.

Tương tự, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cũng đưa vào sử dụng 2 dây chuyền mạ kẽm mới ở Ninh Bình và Nghệ An, giúp HSG gia tăng tổng công suất lên thêm 36% (đạt 2,2 triệu tấn/năm). Hơn nữa, 2 dây chuyền thép cuộn cán nguội mới sẽ giúp HSG tự cung cấp nguyên liệu đầu vào để sản xuất tôn mạ và công ty cũng mới phát triển mảng ống nhựa, qua đó tạo động lực tăng trưởng trong dài hạn.

Trong khi đó, Công ty CP Thép Nam Kim đang có những kế hoạch đầu tư lớn để nâng công suất lên gấp đôi hiện nay, cùng với đầu tư công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm để tiến đến các thị trường khác như Mỹ, Úc, châu Âu và Nam Phi bên cạnh thị trường truyền thống như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Philippine…

Theo ông Phạm Mạnh Hùng - Tổng giám đốc Thép Nam Kim - để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm tiếp theo, chúng tôi đang triển khai đầu tư một nhà máy mạ màu chất lượng cao liên doanh với Hàn Quốc, nhà máy cho ra sản phẩm mới trong lĩnh vực trang trí nội thất, hàng dân dụng, hàng điện tử, dự kiến sản lượng đạt 80.000 tấn/năm.

Hiện tại Thép Nam Kim cũng đang triển khai 1 nhà máy sản xuất tôn mạ với công xuất 1.000.000 tấn/năm. Trong 5 năm tới, công suất của Nam Kim đạt 2.200.000 tấn/năm, tăng gần gấp đôi so với hiện nay.

"Với việc đầu tư thiết bị hiện đại, sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa các dòng sản phẩm, ngoài thị trường truyền thống, chúng tôi định hướng vào các thị trường khác như Mỹ, Úc, châu Âu và đẩy mạnh phát triển sang thị trường châu Phi còn rất nhiều tiềm năng. Chúng tôi cũng định hướng tỷ lệ xuất khẩu và nội địa ở mức 50/50" - ông Hùng chia sẻ.

Như vậy có thể thấy, trong bối cảnh thị trường thép trong nước chịu sức ép của các sản phẩm cùng loại đến từ Trung Quốc và xuất khẩu luôn bị tác động bởi các biện pháp phòng vệ thương mại thông qua các hàng rào thuế quan thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất chất lượng sản phẩm, giảm giá thành là giải pháp vẹn toàn cho các doanh nghiệp thép.

VLXD.org (TH/ Công thương)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng