Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Ngành công nghiệp và bài toán hàng tồn kho

03/01/2013 - 04:15 CH

Mặc dù chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2012 tăng, nhưng bài toán khó giải nhất hiện nay vẫn là tình trạng tồn kho lớn.

Sản xuất công nghiệp và xây dựng góp phần đặc biệt quan trọng trong tăng trưởng GDP. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế năm 2012,  khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm.

Mặc dù chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2012 tăng 4,8% so với năm 2011, tuy nhiên, nhìn lại tình hình sản xuất công nghiệp năm 2012 cho thấy, vẫn còn đó những khó khăn tồn tại khách quan, và bài toán khó giải nhất của nền kinh tế hiện nay vẫn là tình trạng tồn kho lớn.

Công nghiệp cơ bản tăng trưởng chậm

Trong lĩnh vực năng lượng, ngoại trừ ngành dầu khí vẫn đạt mức tăng trưởng cao so với năm 2011. Lĩnh vực điện năng năm 2012 nhìn chung có tăng trưởng nhưng thấp (việc đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế và đời sống, phần lớn vẫn do nhu cầu tiêu dùng giảm, sản xuất đình trệ, ít gia tăng nhà máy sản xuất mới với nhu cầu điện lớn...).

 
Lượng thép tồn kho giảm chưa đáng kể trong năm 2012.
 
Ngành than đã thể hiện đầy đủ những khó khăn, cả tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu. Trong năm 2012, ngành than đã có hai lần điều chỉnh kế hoạch giảm sản lượng khai thác do các hộ tiêu dùng trong nước giảm mua, và dù được Chính phủ cho phép giảm thuế từ tháng 9/2012 (từ 20% xuống còn 10%) - tuy đã gia tăng đáng kể lượng than xuất khẩu  nhưng lượng tồn kho vẫn khá cao.

Đối với lĩnh vực công nghiệp nặng, theo Báo cáo của Bộ Công thương về hoạt động sản xuất công nghiệp 11 tháng của năm 2012 cho thấy, một số lĩnh vực trong khối công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng tương đối cao như: Sản xuất phân bón, hóa chất (tăng 10,250; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa (tăng 11,2%); sản xuất linh kiện điện tử (tăng 18,3%); sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe (tăng 37%); đóng tàu và cấu kiện nổi tăng hơn 2,4 lần...

Tuy nhiên, khó khăn vẫn luôn tiềm ẩn, nhất là lượng tồn kho cao ở các ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực cơ kim khí, mà thép là một trong những ví dụ nổi bật. Mặc dù lượng tiêu thụ của thị trường có cải thiện hơn, song lượng thép tồn kho giảm chưa đáng kể trong khi thép nhập khẩu từ nước ngoài vẫn tiếp tục tăng, nhất là thép nhập khẩu từ Trung Quốc.

Phó chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam - ông Nguyễn Tiến Nghi cho rằng, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu việc xây dựng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu những loại thép doanh nghiệp trong nước đã bảo đảm được cả chất lượng và số lượng.

Ngay cả lĩnh vực đóng tàu và cấu kiện nổi được cho là có mức tăng trưởng khá thì Chủ tịch Hội đồng Cá cược game Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) ông Nguyễn Ngọc Sự cho biết, do khó khăn về tài chính, về thị trường nên Vinashin không thể hoàn thành kế hoạch, hiện chỉ cố gắng duy trì các hoạt động nhằm bảo đảm điều kiện sống tối thiểu cho cán bộ, công nhân viên.

Cơ khí, điện tử, ô tô ế ẩm mùa lễ, Tết

Khác với mọi năm, thị trường điện tử không tăng trưởng vào mùa bán hàng truyền thống chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Các nhà phân phối ra sức kích cầu bằng nhiều chương trình khuyến mãi, hạ giá, hỗ trợ các thủ tục... để giải phóng hàng tồn kho nhằm thu hồi vốn nhưng lượng tiêu thụ vẫn rất chậm.

Các doanh nghiệp trong ngành sản xuất lắp ráp ô tô cũng hết sức khó khăn, lợi nhuận thấp, thậm chí thua lỗ lớn. Khó khăn này đã gián tiếp ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp khác trong ngành như cung cấp linh kiện điện tử bị giảm đơn hàng, người lao động thu nhập thấp đi, thậm chí bị buộc nghỉ việc. Một số số liệu (tính đến đầu tháng 12/2012) cho thấy, ngành sản xuất ô tô giảm 12,3%, điều hòa nhiệt độ giảm 9,9%, biến thế điện giảm 25,6%...

Tuy nhiên, do đơn đặt hàng từ cuối năm trước (trả nợ đơn hàng) nên một số sản phẩm vẫn tăng trưởng mạnh, kim ngạch xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 67,1%, điện thoại các loại và linh kiện tăng gấp 2 lần, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 2,6 lần… là điều kiện để đưa Việt Nam trở thành nước xuất siêu trong năm 2012.

Công nghiệp nhẹ tiến chậm nhưng ổn định


Sự phát triển của một số ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, giấy, da giầy và một số ngành hàng khác tuy có chậm hơn so với mọi năm, nhưng hứa hẹn tạo đà vững chắc cho các năm tiếp theo.

Ước tính kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, xơ sợi trong năm 2012 đạt 17 tỷ USD, tăng 8% so với năm trước và chiếm khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Mặc dù mức tăng này chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, song đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản... đều giảm nhập khẩu do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Ông Lê Tiến Trường - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, năm 2012, do giá trung bình hàng dệt may trên thị trường thế giới giảm nên để đạt tốc độ tăng trưởng về kim ngạch, sản lượng xuất khẩu phải tăng 14-15% tùy thị trường.

“Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Mỹ tăng 5% thì hàng dệt may của Việt Nam tăng 15%; thị trường châu Âu giảm 5% thì hàng dệt may của Việt Nam chịu mức giảm 2-3%; xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng được khoảng 17%; với thị trường Hàn Quốc, hàng dệt may đạt mức tăng 28% trong khi thực tế thị trường này chỉ tăng nhập khẩu khoảng 7%” - Ông Lê Tiến Trường cho hay.

Sở dĩ đạt được kết quả tương đối khả quan như vậy là do ngành dệt may đã có chiến lược cạnh tranh dài hạn đúng đắn, luôn lựa chọn mặt hàng có kỹ thuật cao, linh hoạt trong các đơn hàng vừa và nhỏ, xác định thị trường ngách để đi. Mặc dù vậy, khó khăn từ thị trường thế giới đã khiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của toàn ngành dệt may chững lại và chỉ đạt ở mức một con số, chưa đạt so với kế hoạch tăng 10 - 12% đặt ra hồi đầu năm 2012 và thấp xa so với mức hơn 30% của năm 2011.

Bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho biết, chưa có thống kê cụ thể về số doanh nghiệp có đơn hàng trong những tháng đầu năm tới, tuy nhiên, phản ảnh của các doanh nghiệp dệt may cho thấy tình hình đơn hàng trong năm 2013 khả quan hơn so với năm 2012, xét về số lượng đơn hàng.

Một lĩnh vực khác của ngành công nghiệp nhẹ là ngành da giầy cũng có mức tăng trưởng nhất định, tồn kho ít và kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, so với năm 2011 thì lượng đơn hàng của nhiều doanh nghiệp trong ngành đã sụt giảm khoảng 25-30% từ các thị trường nhập khẩu chính, đặc biệt là EU.

Đến thời điểm này, tình hình đơn hàng dệt may, da giày xuất khẩu cho những tháng đầu năm 2013 tương đối ổn định hơn so với năm 2012, nhưng cũng có trường hợp khách hàng chưa quyết định khối lượng và giá cả.

Theo tính toán, có thể trong năm 2013 này các doanh nghiệp dệt may, da giày vẫn khó có lợi nhuận cao khi tình hình thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, các chi phí đầu vào tiếp tục tăng do việc tăng lương tối thiểu, tăng giá điện… nhưng doanh nghiệp khó thương lượng được giá cao với khách hàng.

Trong cái khó ló cái khôn

Trong khi sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, không ít doanh nghiệp đã tranh thủ cơ hội mở rộng nhà xưởng, tận dụng từ nguồn hàng sắt thép, xi măng dồi dào, có giá thấp… đến đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, có giá phải chăng.

Bà Ninh Thị Ty - Chủ tịch HĐQT Công ty May Hồ Gươm, kiêm Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty May Chiến Thắng cho biết, mỗi năm công ty vẫn mở thêm một nhà máy mới.

“Trong xu thế chung thì bao giờ cũng có những người sẽ vươn lên, có sự cạnh tranh là bình thường. Đối với chúng tôi, trong những lúc khó khăn chúng tôi lại tranh thủ tạo cơ hội cho mình. Năm 2012 chúng tôi đã đầu tư thêm được dây chuyền nhà máy làm comple và chúng tôi đang tiến hành mở LC để nhập máy về, và ngay sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ, chúng tôi sẽ khai trương nhà máy mới này” - Bà Ninh Thị Ty chia sẻ.

Ông Nguyễn Minh Chuẩn - TGĐ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho biết, mũi nhọn trong công tác điều hành sản xuất năm 2013 là chỉ đạo các đơn vị nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị trường tiêu thụ than và tìm nhiều giải pháp tiết giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm.

Bài toán khó giải nhất của nền kinh tế hiện nay là tình trạng tồn kho lớn. Chỉ số tồn kho tính đến ngày 1/12 năm nay của ngành công nghiệp chế biến tăng 20,1% so với cùng thời điểm năm trước. Bộ Công thương đã đưa ra giải pháp ký cam kết sử dụng, tiêu dùng hàng nội bộ của các doanh nghiệp trong ngành công thương, đồng thời với tăng cường cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”… để đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho, tạo đà cho năm 2013.

Nhìn lại hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2012 của các ngành kinh tế, nhiều chuyên gia cho rằng, việc không đạt chỉ tiêu kế hoạch của từng ngành có vấn đề ngay từ công tác dự báo và lập kế hoạch, cũng như thiếu sự phối hợp trong các ngành và mỗi tập đoàn, doanh nghiệp.

Việc lên kế hoạch năm sau luôn phải cao hơn năm trước của từng lĩnh vực sản xuất, trong khi dự báo tăng trưởng kinh tế thấp hơn, sức tiêu thụ giảm hơn - là nguyên nhân cơ bản của tồn kho cần phải được khắc phục ngay từ khâu đầu.

Đây cũng là những lưu ý quan trọng cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, phải bứt phá phát triển để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% trong năm 2013 khi điều kiện được dự báo còn rất nhiều khó khăn.

Theo VOV

 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng