Giáo sư Khoa học kỹ thuật dân dụng Yahya Gino Kurama, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “Trong khi
bê tông là loại
vật liệu xây dựng phổ biến nhất trên thế giới, nó cũng là tác nhân gây tác động xấu tới môi trường. Cốt liệu thô như đá nghiền, sỏi nghiền có trong bê tông, việc khai thác, chế biến và vận chuyện cốt liệu thô sử dụng nhiều năng lượng và ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái rừng và lòng sông”.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Đại học Notre Dame muốn đóng góp vào nỗ lực hướng tới việc giảm bớt ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên bằng cách giảm cầu đối với cốt liệu thô. Đặc biệt trong những năm tới, việc cải tạo và thay thế cơ sở hạ tầng cũ sẽ dẫn đến gia tăng khối lượng bê tông cũ và nhu cầu bê tông mới. Chúng ta cần phải có sự chuẩn bị tốt hơn để sử dụng nguồn nguyên liệu ngày càng tăng với mức độ cao hơn, đó là những gì mà các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu.
Rào cản lớn nhất của việc sử dụng bê tông tái chế đó là sự thay đổi và không ổn định về chất lượng và tính chất của vật liệu tái chế, cũng như sự thay đổi này có ảnh hưởng tới độ cứng, độ bền của
kết cấu bê tông cốt thép như thế nào? Nhóm nghiên cứu của Kurama đang cố gắng phát triển nhận thức về việc sử dụng bê tông tái chế có ảnh hưởng như thế nào tới cấu trúc bê tông cốt thép để những tòa nhà sử dụng lượng
vật liệu tái chế lớn đảm bảo được thiết kế an toàn, phục vụ mục đích như dự định mà không gặp phải hậu quả không mong muốn trong quá trình sử dụng.
Phần lớn các nghiên cứu cho đến nay liên quan đến việc sử dụng cấu trúc bê tông bền vững đã tập trung vào việc thay thế một phần
xi măng bằng các phụ gia công nghiệp như tro bay, xỉ và silica fume. Nhóm nghiên cứu của Kurama là những người đầu tiên nghiên cứu về nguyên liệu tái chế từ các nguồn có khối lượng lớn, từ đó nghiên cứu sự thay đổi vốn có về chất lượng vật liệu. Nghiên cứu của họ đề cập tới độ lệch, biến dạng cấu trúc trong một thời gian dài sử dụng, cũng như khả năng sử dụng cốt liệu tái chế trong ngành công nghiệp
bê tông đúc sẵn.