Đây là
vật liệu thường được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau như được dùng để làm vách ngăn chống bụi, vách ngăn kho lạnh,
rèm cửa, lót sàn chống thấm cho các công trình…
Cô giáo Trần Thị Hồng Phước chia sẻ nguồn gốc hình thành sản phẩm sáng tạo, đó là mỗi khi vào mùa mưa lũ, để ngăn chặn ngập lụt vào nhà, người dân thường áp dụng nhiều cách khác nhau, từ nâng nền nhà đến đắp đập trước nhà bằng bao cát hay dùng tám gỗ, ván chắn trước cửa nhà… Tuy nhiên, những cách làm này mất nhiều công sức, tốn kém, đôi khi cho hiệu quả không cao.
Để thực hiện mô hình nhà chống thấm, cô giáo Trần Thị Hồng Phước đã thiết kế bằng cách lót tấm chắn nhựa dẻo
PVC trong suốt dưới nền sân xung quanh ngôi nhà hoặc chỉ cần lót mặt phía trước các cửa nhà nếu là nhà liền kề, sau đó lót sát vào chân tường và cố định chặt dưới nền sân. Để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn khi di chuyển, tác giả dùng một lớp cỏ nhân tạo để phủ lên trên ngôi nhà. Khi trời mưa bão, những người sống trong nhà có thể cuộn lớp cỏ nhân tạo cất đi, dựng tấm chắn nhựa lên, cố định tấm chắn thẳng đứng bằng các móc cố định vào bức tường để tạo ra được một “túi” che chắn cho ngôi nhà thân yêu của mình.
Mô hình chống thấm nước cho ngôi nhà trong mùa mưa lũ
Thời gian thiết kế lớp chắn cho ngôi nhà bằng nhựa dẻo PVC chỉ mất khoảng một ngày, nhưng độ bền của sản phẩm có thể lên tới 5 – 10 năm, mang lại an toàn cho ngôi nhà, thoát khỏi ngập nước với mức chi phí thấp, khả năng ứng dụng cao. Đặc biệt, hệ thống che chắn này còn giúp bảo vệ tài sản cho người dân, giúp giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra.
Ý tưởng sáng tạo của cô Trần Thị Hồng Phước, Giáo viên Trường THPT Châu Văn Liêm, TP. Cần Thơ đã được vào vòng chung kết Ngày Phụ nữ sáng tạo 2017.
Theo BXD