Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Phát triển vật liệu không nung

Tìm hiểu về bê tông khí chưng áp

16/01/2024 - 10:16 SA

Bê tông khí chưng áp (bê tông không nung) đang trở thành thành xu hướng mới trong ngành Vật liệu xây dựng xanh tại Việt Nam không chỉ bởi những đặc tính ưu việt mà còn thân thiện với môi trường, đáp ứng được những tiêu chí khắt khe từ chứng chỉ LEED.
Bê tông khí chưng áp là gì?
 

Bê tông khí chưng áp là vật liệu nhẹ, dễ dàng ứng dụng trong các công trình.

 
Bê tông khí chưng áp (Autoclaved Aerated Concrete - AAC) đã có lịch sử hơn 100 năm. Vật liệu này được KTS, nhà phát minh người Thụy Điển, Tiến sĩ Johan Axel Eriksson hoàn thiện vào năm 1920 và hiện được sử dụng rộng rãi trên toàn Thế giới. Bê tông AAC được sản xuất từ các vật liệu vôi, xi măng, cát mịn, nước và chất tạo khí. Trên thực tế loại bê tông này chứa đến 80% là không khí, là một loại vật liệu nhẹ và có nhiều đặc tính ưu việt.

Tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á, bê tông khí chưng áp là khái niệm tương đối mới. Ở nước ta vật liệu này mới được ứng dụng từ những năm 2008 trở lại đây. Tuy thời gian không phải quá lâu nhưng bê tông khí chưng áp đang trở thành xu hướng mới trong ngành Vật liệu xanh tại Việt Nam.  

Ưu điểm của bê tông khí chưng áp


 
Bê tông khí chưng áp là vật liệu xanh được Hội đồng Công trình xanh Việt Nam khuyến khích sử dụng trong các công trình. Vật liệu này đáp ứng được nhiều yếu tố xanh từ tiết kiệm vật liệu, đúc sẵn, nhẹ cho đến giảm lượng khí phát ra thải môi trường. Cụ thể:

Là bê tông đúc sẵn trọng lượng nhẹ

Ưu điểm đầu tiên khi nhắc đến bê tông khí chưng áp là trọng lượng nhẹ. Đây là một trong những yếu tố khi xét đến các yếu tố của vật liệu xanh. Gạch bê tông khí chưng áp nhẹ hơn từ ½ đến ¹/₃ so với gạch đất nung và chỉ bằng ¼ trọng lượng gạch bê tông thông thường. Trọng lượng nhẹ này giúp giảm trọng lượng kết cầu nến móng, chi phí dùng cho vật liệu cốt thép cũng như rút ngắn thời gian thi công.

Cách âm

Nhờ cấu trúc bọt khí nên bê tông khí chưng áp hấp thụ âm thanh và tiêu âm tốt. Âm thanh khi đi qua các tấm bê tông khí chứng áp sẽ bị cắt nhỏ thành các đường ziczac và bị triệt tiêu khi đến tai.

Theo thông số của gạch siêu nhẹ AAC độ dày 20cm, hệ số cách âm là ~45 dB. Điều này đồng nghĩa với việc khi ở trong phòng được làm từ gạch AAC, bạn hoàn toàn không nghe thấy tiếng người bên ngoài nói lớn.

Độ bền và độ ổn định cao

Là vật liệu gốc xi măng, gạch bê tông AAC có khả năng chống nước, mối mọt, nấm mốc và côn trùng. Vì vậy các yếu tố môi trường bên ngoài khó tác động. 

Bên cạnh đó, gạch bê tông nhẹ là loại vật liệu có tính đồng nhất, gốc bê tông được dưỡng hộ trong điều kiện hơi nước bão hòa áp suất cao nên tăng được độ bền và độ ổn định. Cường độ chịu lực của bê tông AAC cao nhất trong các loại vật liệu có dạng xốp và ổn định hơn các dạng gạch bê tông thông thường.

Cách nhiệt, chống cháy

Theo nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, bê tông khí chưng áp có đặc tính chống cháy, cách nhiệt cao. Với chỉ số chống cháy EI 400, bê tông AAC có đặc tính cách nhiệt cao gấp 6 lần so với vật liệu truyền thống. Với độ dày khoảng 20cm, định mức hoạt động trong 4 giờ (hiệu suất thực tế vượt quá 4 giờ và đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm trong tối đa 8 giờ). Đặc biệt vì đặc tính chống cháy này nên sẽ không thải ra khói độc, an toàn cho người sử dụng. Đối với những địa điểm có khí hậu nắng nóng và giá lạnh nhiều, gạch AAC đáp ứng tốt yêu cầu cách nhiệt, tạo môi trường mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

Thân thiện với môi trường

Điểm cộng cho vật liệu bê tông khí chưng áp là thân thiện với môi trường. Đây là vật liệu không nung được tạo hình bằng phương pháp đổ rót như đúc bê tông và được dưỡng hộ cưỡng bức trong lò chưng hấp áp suất cao. Quá trình này không tiêu tốn nhiên liệu hóa thạch, tỉ lệ phát thải khí CO₂ thấp.

Theo tính toán, quá trình sản xuất, vận chuyển đến sử dụng, xử lý chất thải, dấu chân carbon của gạch AAC thấp, giảm thiểu tới 5 lần lượng khí thải CO₂ so với vật liệu truyền thống.

Ngoài ra, nguyên liệu sản xuất bê tông nhẹ này có thể tận dụng từ các phế thải của các nhà máy nhiệt điện, giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên.

Nhược điểm của gạch bê tông nhẹ AAC

Ngoài những ưu điểm trên, bê tông khí chưng áp vẫn có những nhược điểm nhất định, cả về yếu tố khách quan và chủ quan như:

- Tuy gạch bê tông khí chưng áp có đặc tính thấm nước, tốc độ thấm hút nhanh nên dễ khô ráo nhưng vẫn hạn chế sử dụng trong các môi trường nồm ẩm hoặc khu vực công năng như phòng bếp, phòng tắm…

- Khả năng chịu lực ngang khá yếu vì vậy cần có cách vách ngăn ngang hoặc hệ cột trụ chống đỡ.

- Hạn chế khi treo vật nặng, cần bổ sung cốt thép và vít mềm, dài nếu muốn cố định các vật dụng nặng.

- Chưa được phổ biến nhiều nên chi phí vận chuyển khá cao.

Ứng dụng của bê tông khí chưng áp

Bê tông khí chưng áp là giải pháp xây dựng toàn diện, đảm bảo được nhiều yếu tố thẩm mỹ và công năng, thân thiện với môi trường, góp phần “xanh hóa” xây dựng tại đô thị. Vật liệu này dần chiếm ưu thế và được ứng dụng rộng rãi trong các công trình như để chống nóng cho trần nhà hoặc cách nhiệt cho mái nhà; trường học, bệnh viện; sử dụng trong tôn nền, san lấp, trong các kết cấu bê tông để làm tường, móng, dầm, cột, sàn; công trình có kết cấu bao che…
 
 
VLXD.org (TH/ Kiến Việt)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng