Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Văn bản - Chính sách

Nghị định mới về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

18/05/2015 - 03:46 CH

Ngày 12/5/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Nghị định này hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng.

Đối tượng áp dụng của Nghị định bao gồm: người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.


Nghị định số 46/2015/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2015

Theo đó, quản lý chất lượng công trình xây dựng cần tuân thủ theo các nguyên tắc chung như sau:

Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình.

Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế x ây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thựchiện. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức d dầu tư,  hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.

Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

Nghị định cũng nêu cụ thể các công việc cho từng hạng mục quản lý chất lượng xây dựng, bao gồm: Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng; quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình; Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình; Bảo trì công trình xây dựng; Sự cố công trình xây dựng... và các quy định Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2015 và thay thế Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 6/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng và Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng trừ các nội dung liên quan đến thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý n hà nước về xây dựng.

>> Xem toàn văn Nghị định
TẠI ĐÂY.

Mạnh Thân - VLXD.org

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng