Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Chính phủ kiên quyết cổ phần hóa xong DNNN vào năm 2020

04/12/2012 - 02:32 CH

Khẳng định xử lý được nợ xấu

SGTT.VN - Trước nhiều lo lắng và băn khoăn của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước về kinh tế vĩ mô tại diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cuối năm (VBF) ngày 3.12 tại Hà Nội, phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, Chính phủ kiên quyết cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và sẽ cổ phần hóa hết trong giai đoạn 2015 – 2020.
Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam sẽ chỉ giữ lại một số lượng nhỏ DNNN trong một số lĩnh vực độc quyền. Đồng thời tăng cường giám sát các DNNN thời gian tới.

Đề cập tới nợ xấu, ông Vũ Văn Ninh cho hay, “cơ cấu lại nợ và giải quyết các khoản nợ xấu, chúng tôi đã đang và sẽ làm quyết liệt. Chúng tôi khẳng định là có thể làm được. Hiện nay nợ xấu của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khoảng trên 70% nợ các tài sản bảo đảm, cũng đã có các tổ chức tín dụng thực hiện trích dự phòng rủi ro khá lớn, chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý”.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, “Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến doanh nghiệp và các nhà đầu tư, coi khó khăn của doanh nghiệp và nhà đầu tư là khó khăn của mình và coi thành công của họ là thành công của mình”.

Sắp tới, Việt Nam sẽ điều hành lãi suất theo xu hướng lạm phát giảm và xem xét giảm lãi suất.

Trước đó, phó thống đốc ngân hàng Nhà nước (SBV) Đặng Thanh Bình cho biết, hiện SBV đã kiểm soát được các ngân hàng thương mại yếu kém, ước tính tỷ lệ nợ xấu năm 2015 chỉ còn 3% (so với mức hiện nay là 8,8%).

Về kiến nghị thành lập công ty quản lý tài sản, SBV đã soạn thảo đề án xử lý nợ xấu, ai mua nợ xấu, giá nào, cơ chế thanh toán…. SBV đang xin ý kiến tham vấn của các cơ quan liên quan để trình Chính phủ.

Ông Louis Taylor, trưởng nhóm Công tác ngân hàng bày tỏ, nhóm tin tưởng Việt Nam có thể giải quyết được khoản nợ xấu, mặc dù tỷ lệ đồn đoán gấp đôi tỷ lệ mà SBV đưa ra, ở mức 12 tỉ USD.

Tuy nhiên, nhóm công tác ngân hàng cũng cảnh báo chi phí cuối cùng Nhà nước sẽ phải gánh chịu. Và nhóm rất mong Chính phủ “quả cảm” để có quyết định chính xác. Hành động chậm thì cũng gây mất niềm tin, mà nhanh cũng gây mất niềm tin.

Đáng chú ý, ông Edmund Malesky, trưởng nhóm nghiên cứu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam đã đề cập mốc ngày 20.8.2012 trong phân tích của mình, như một cú shock về lòng tin của doanh nghiệp. Và cái làm suy giảm lòng tin chính là quan ngại về kinh tế vĩ mô.

Về loại hình rủi ro nhà đầu tư phải đối mặt, trước ngày 20.8, có gần 28% doanh nghiệp cho rằng mình phải đối mặt với kinh tế vĩ mô, nhưng sau ngày 20.8. có đến gần 48% đồng ý với nhân tố này.

Tương tự với rủi ro chính sách, tỷ lệ tăng từ 17,40% lên 34,36%. Về tình hình tham nhũng, trước 20.8, 46% doanh nghiệp thừa nhận có hối lộ nhưng sau đó không muốn trả lời, “không trả lời vì nhạy cảm”.


Theo SGTT

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng