Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Mở đầu kỷ nguyên sản xuất gạch ngói bằng “Công nghệ Bán dẻo” ở Việt Nam

15/02/2012 - 08:33 SA

Ngày 15/02/2012, tại xã Tiền An, Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, Cty CP Tập đoàn Thạch Bàn khánh thành “Nhà máy Gạch Thạch Bàn Xanh”
Ngày 01/7/2010, Cty CP Tập đoàn Thạch Bàn tổ chức Lễ khởi công xây dựng “Nhà máy gạch công nghệ cao Thạch Bàn Xanh” tại vùng đồi núi thuộc xã Tiền An, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Đến nay, “Nhà máy Gạch Thạch Bàn Xanh” đã cơ bản hoàn thành, chính thức đi vào sản xuất. Hệ thống máy móc thiết bị của nhà máy do Cty CP Tập đoàn Thạch Bàn chủ trì thiết kế và chế tạo. Một số thiết bị (do trong nước chưa sản xuất được) mua của Trung Quốc và Italia. Ngày 15/02, Cty CP Tập đoàn Thạch Bàn tổ chức khánh thành “Nhà máy Gạch Thạch Bàn Xanh” - Mở đầu kỷ nguyên sản xuất gạch ngói bằng “Công nghệ Bán dẻo” ở Việt Nam.



Sản xuất gạch ngói nung bằng “Công nghệ Bán dẻo - Công nghệ Thạch Bàn”

Cty CP Tập đoàn Thạch Bàn là đơn vị sản xuất VLXD hàng đầu Việt Nam, có bề dầy 50 năm sản xuất và phát triển với các sản phẩm mũi nhọn: Gạch xây, ngói lợp, gạch ốp lát Granite nhân tạo; 11 năm liền đạt thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Các sản phẩm của Thạch Bàn luôn đứng trong hàng “TOP” của ngành VLXD cả nước; được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước và khu vực trên thế giới. Cty CP Tập đoàn Thạch Bàn đã tư vấn, chuyển giao và xây dựng hơn 120 nhà máy gạch tuynel cho các địa phương, góp phần tích cực, quyết định vào sự thay đổi cơ bản nghề làm gạch ở Việt Nam.



Hiện nay, việc sản xuất gạch ngói nung phần lớn đều dùng đất sét ruộng để làm nguyên liệu; mỗi năm gây tiêu tốn hàng chục nghìn hecta đất canh tác. Công nghệ sản xuất vẫn theo “công nghệ dẻo” nung trong lò đứng thủ công, lò vòng hoặc lò nung tuynel. Công nghệ cũ này năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao, diện tích xây dựng nhà máy đòi hỏi rất lớn nhưng vẫn phụ thuộc vào thời tiết, vì phải dùng sân phơi và nhà kính. Hiện các nhà máy sản xuất gạch ngói của cả nước chủ yếu vẫn ở khu vực đồng bằng, nên gây ô nhiễm môi trường cho những khu dân cư đông người, cho hoa màu canh tác; công nghệ này còn xả chất thải rắn là gạch ngói phế liệu, xỉ lò gây bao hệ lụy ra môi trường và xã hội…



Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về xoá bỏ việc sản xuất gạch ngói bằng lò thủ công, hạn chế sử dụng đất sét ruộng trong sản xuất gạch ngói nung; sau nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ mới của các nước có công nghệ sản xuất gạch ngói tiên tiến như ở Cộng hòa Liên bang Đức, Tây Ban Nha, Italia, Trung Quốc; kết hợp với kinh nghiệm của mình, Cty CP Tập đoàn Thạch Bàn đã xây dựng được một công nghệ sản xuất gạch ngói nung mới, đó là “Công nghệ Bán dẻo”, đặt tên là “Công nghệ Thạch Bàn”. Đề tài do KS Nguyễn Thế Cường - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Cty CP Tập đoàn Thạch Bàn - nghiên cứu sáng chế và đã áp dụng thành công từ năm 2010 trên mô hình sản xuất quy mô vừa tại Cty CP Thạch Bàn Long Biên Hà Nội. Hiện Cty CP Tập đoàn Thạch Bàn đang tiến hành triển khai các thủ tục để đăng ký bản quyền phát minh sáng chế với các cơ quan quản lý Nhà nước.



“Công nghệ Bán dẻo”, hay “Công nghệ Thạch Bàn” là công nghệ không dùng đất sét ruộng mà sử dụng nguyên liệu “gầy” gồm các loại đất đồi, đất bóc thải loại ở các mỏ, bìa than, than xít. Đặc biệt gạch ngói phế liệu, xỉ lò sau khi nung… được nghiền nhỏ và đưa quay trở lại vào dây chuyền chế biến nguyên liệu. Như vậy, nhà máy sẽ không có phế liệu rắn thải loại như các nhà máy gạch tuynel sản xuất theo công nghệ truyền thống, môi trường sản xuất được cải thiện rất nhiều.



Công nghệ Bán dẻo sử dụng hệ máy chuyên dùng đặc biệt để gia công chế biến các loại nguyên liệu “gầy” và “phụ gia” tạo thành “bài phối liệu” phù hợp cho từng loại sản phẩm gạch xây, ngói lợp, gạch lát nền và các sản phẩm mỏng khác. Sản phẩm mộc tạo hình ở độ ẩm thấp nên không cần hệ thống nhà kính, sân phơi mà được xếp bằng máy xếp tự động lên xe goòng đưa thẳng vào lò sấy. Lò nung tuynel có kích thước rộng, mái bằng và có công suất lớn nhất Việt Nam hiện do Cty CP Tập đoàn Thạch Bàn và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội phối hợp thiết kế, thi công xây dựng.



Công nghệ Bán dẻo hạn chế rất nhiều việc sử dụng lao động thủ công; không còn phải sử dụng sân phơi nhà kính để phơi gạch; không phụ thuộc vào thời tiết nên tiết kiệm thời gian, giảm phế liệu; có điều kiện tự động hoá, tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, mở rộng quy mô nhà máy và rất phù hợp cho việc đầu tư tại các KCN.



Công nghệ Bán dẻo có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn, đáp ứng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về xóa bỏ việc sản xuất gạch ngói bằng lò thủ công và hạn chế sử dụng đất sét ruộng trong sản xuất gạch ngói nung.



Tiếp theo Nhà máy Gạch Bán dẻo Thạch Bàn Xanh, Công nghệ Bán dẻo sản xuất gạch xây, ngói lợp, gạch lát nền sẽ được Cty CP Tập đoàn Thạch Bàn triển khai ở nhiều địa phương có đồi núi, mở ra một “kỷ nguyên mới” cho nghề làm gạch, ngói nung nước nhà.





Chủ đầu tư: Cty CP Thạch Bàn Yên Hưng - Đơn vị Cá cược game của Cty CP Tập đoàn Thạch Bàn.

Địa chỉ Nhà máy: Xã Tiền An, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.

Các mốc thời gian đầu tư xây dựng: Khởi công: 01/7/2010;

Chính thức ra sản phẩm: 22/12/2011; Khánh thành: 15/2/2012.

Công suất: Giai đoạn I (2011 - 2013): 60 triệu viên QTC/năm;

Giai đoạn II (từ 2014): 120 triệu viên QTC/năm.

Lao động: 140 CBCNV

8 ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ BÁN DẺO - CÔNG NGHỆ THẠCH BÀN

(Công nghệ sản xuất gạch ngói nung từ nguyên liệu gầy)

1. Sử dụng nguyên liệu gầy: Chất thải rắn, phế thải VLXD, xỉ lò cao nhiệt điện. Đặc biệt là đất đồi có trữ lượng lớn. Sau khi lấy đất đồi làm gạch tạo được mặt bằng để xây dựng nhà máy, nhà ở hoặc trồng cây nông nghiệp.

2. Sử dụng nguồn nhiên liệu có chất lượng thấp, thải loại như: Than bìa, than xít, than cám nguyên khai.

3. Không phụ thuộc thời tiết (mưa, nắng, gió…) như công nghệ truyền thống. Tiết kiệm năng lượng, tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí xây dựng và quỹ đất vì không phải xây nhà kính, sân phơi gạch mộc.

4. Tăng mức độ cơ khí hóa và tự động hóa trong sản xuất gạch mộc tạo hình ở độ ẩm bán dẻo W = 13 -16%. Có thể xếp bằng tay hoặc bằng máy xếp gạch tự động lên xe goòng, giảm lao động thủ công.

Tăng quy mô nhà máy lên công suất lớn hàng trăm triệu viên QTC/năm (quy tiêu chuẩn/năm) do mức độ cơ khí hóa và tự động hóa cao, nguồn nguyên liệu đất đồi dồi dào.

5. Tiêu hao lao động chỉ bằng 30 - 35% so với sản xuất theo phương pháp cũ.

6. Tăng chất lượng sản phẩm: Cường độ nén và uốn của viên gạch đều cao hơn 2 - 3 lần so với gạch sản xuất từ công nghệ truyền thống.

7. Giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường vì:

- Không có chất thải rắn. Toàn bộ gạch vỡ, xỉ lò được nghiền nhỏ, bổ sung vào khâu chế biến nguyên liệu.

- Các nhà máy được đưa lên xây dựng ở vùng trung du, vùng núi xa khu dân cư và đồng bằng, nơi trồng lúa, hoa màu...

8. Hiệu quả kinh tế cao do: Sử dụng nguồn nguyên liệu, nhiên liệu có giá thành thấp, tiết kiệm lao động. Năng suất lao động cao

KS. Nguyễn Thế Cường
Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Cty CP Tập đoàn Thạch Bàn

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng