Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Sử dụng xi măng trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông: Sẽ có tiêu chí cụ thể

07/08/2012 - 10:43 SA

Từ tháng 3/2012, Bộ GTVT và Bộ Xây dựng đã ký kết Chương trình phối hợp hành động về sử dụng xi măng trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, nhằm cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ từ năm 2009 là đưa vật liệu xi măng sản xuất trong nước. Theo thỏa thuận này, Bộ GTVT sẽ tiến hành lựa chọn nghiên cứu thí điểm làm đường bê tông xi măng (BTXM) trên mọi loại đường bao gồm cả đường cao tốc, đường nông thôn, nhằm hoàn thiện và rút kinh nghiệm, làm chủ công nghệ thiết kế, thi công khai thác mặt đường BTXM ở Việt Nam.


Theo văn bản của Văn phòng Chính phủ phát hành ngày 04/7, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu đề án này cần nêu rõ tiêu chí loại đường giao thông sử dụng BTXM, phương án huy động vốn và các cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng xi măng trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trình Thủ tướng xem xét, quyết định trong tháng 8/2012.


Ngày 06/8, Ban chỉ đạo đề án đã được họp dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng. Theo báo cáo của TCty Tư vấn GTVT (TEDDI), dự kiến cuối 2012 đề án sẽ hoàn thành. Tuy nhiên dưới sự quan tâm của Bộ GTVT và sự phối hợp của Bộ Xây dựng tiến độ đã được đẩy nhanh nhằm trình Chính phủ trong tháng 8/2012.

Hiện tại hệ thống đường giao thông nông thôn được sử dụng BTXM đã dùng với kết cấu đơn giản, tải trọng thấp. Tuy nhiên mới chỉ là “mạnh ai nấy làm”, theo đánh giá đường BTXM chưa phát triển vì trước đây nhu cầu sản xuất chưa đủ, hệ thống máy móc thiếu. Thêm vào đó chưa có tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường cứng nên việc áp dụng triển khai đường BTXM mới chỉ ở quy mô nhỏ. Thêm vào đó một số tồn tại như vết nứt co ngót, bong tróc bề mặt, mối nối, do quá trình khai thác bị ảnh hưởng tới chất lượng.

Tới đây, Bộ GTVT triển khai thí điểm sử dụng BTXM đối với 5 dự án: Tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (thuộc tỉnh Hưng Yên và Hà Nam); Tuyến đường nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với QL1A; QL8B (đoạn từ đường vào cầu Bến Thủy đến QL1A, tỉnh Hà Tĩnh); Dự án điều chỉnh QL32C, đoạn qua TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; khoảng 10km QL15A khu vực Truông Bồn, tỉnh Nghệ An. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, năm 2013 sẽ bố trí vốn ngân sách vào thi công BTXM ở các tuyến đường ven biển, đường biên giới.

Bộ GTVT đã chuẩn bị đề án phát hành trái phiếu xi măng, chủ thể phát hành là Bộ Tài chính và các địa phương. Kỳ hạn trái phiếu là 3 năm và 5 năm. Phương thức lựa chọn là đấu thầu và chỉ định thầu. Kiến nghị giai đoạn đầu là chỉ định thầu (cho các dự án thí điểm). Trái phiếu xi măng chưa nằm trong hạn mức trái phiếu chính phủ nên cần phải đề xuất QH thông qua.
Bộ GTVT yêu cầu đơn vị tư vấn TEDDI làm rõ đề án, bắt buộc thực hiện chủ trương của Chính phủ, phải nêu rõ những loại đường - công trình nào sử dụng xi măng để khuyến khích sản xuất trong nước.

Đại diện Bộ Tài chính, ông Phan Ngọc Quang - Cá cược game ban chỉ đạo đề án cho rằng: Để đề án đi vào triển khai đồng bộ cần có sự chuẩn bị dài hơi, cần có cơ chế thí điểm riêng vận hành cho 5 dự án thí điểm. Một số cơ chế cần triển khai ngay (nguồn nhân lực, trái phiếu), thêm vào đó chi phí xi măng không lớn trong đề án này nhà đầu tư sẽ bị giữ lại nguồn vốn lớn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất. Cần có cơ chế huy động vốn, có ý kiến tham gia của Bộ KH&ĐT để cân đối cho các phương án.

Ông Nguyễn Trung Hòa - Vụ trưởng Vụ KHCN&MT (Bộ Xây dựng) cho rằng đây là giai đoạn cần chọn ra các tuyến đường làm thử. Tuy nhiên cần xác định công nghệ làm đường BTXM là gì. Ngoài các công nghệ đã có cần xem xét các công nghệ mới như bê tông đầm lăn, lắp ghép… Hiện Bộ Xây dựng đang có đoạn đường từ Nhà máy bê tông xi măng Tây Ninh sẽ làm thử bằng công nghệ bê tông đầm lăn. Với vai trò là Cá cược game ban chỉ đạo của đề án, Bộ Xây dựng đã giao Viện Kinh tế Xây dựng ban hành các định mức cho các loại đường bê tông khác nhau. Để triển khai đề án này, cần phát huy vai trò các viện nghiên cứu, cần có những sáng kiến cải tiến để khắc phục những tồn tại qua khảo sát: co ngót, nứt, vỡ, tiếng ồn… Đề xuất ban hành quy định tạm thời sau đó trong quá trình làm sẽ hoàn chỉnh, triển khai đồng bộ.

Ông Bùi Trung Dung - Phó cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đóng góp thêm: Trong đề án còn một số điểm cần đề cập đến như: một số phụ gia (nếu không sẽ bị phụ thuộc nước ngoài), ngoài ra là nguồn vật liệu (đá, cát..) nếu không chuẩn bị nguồn vật liệu khi triển khai đồng bộ sẽ bị khủng hoảng. Đường BTXM, muốn triển khai tốt cần đào tạo nhân lực, công tác quản lý chất lượng phải được thực hiện nghiêm từ công nghệ trộn, công nghệ vận chuyển… Ngoài ra, khi làm đường bê tông nông thôn khổ đường, lề đường đôi khi bị vỡ mép cũng cần phải xử lý triệt để. Hiện đã có rất nhiều công nghệ xử lý nền bê tông, khi đưa những công nghệ mới này vào sẽ tránh được những rủi ro trong quá trình triển khai.

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đánh giá: Chủ trương của Chính phủ về sử dụng xi măng trong giao thông có từ năm 2009, tuy nhiên các Bộ và cả DN chưa quan tâm. Bộ GTVT yêu cầu đơn vị tư vấn TEDDI làm rõ đề án, bắt buộc thực hiện chủ trương của Chính phủ, phải nêu rõ những loại đường - công trình nào sử dụng xi măng để khuyến khích sản xuất trong nước. Các loại dự án nào chưa có nguồn vốn mới sẽ dùng trái phiếu xi măng, dự án nào có vốn rồi đề nghị sử dụng xi măng theo đúng tinh thần. Trong tháng 8/2012, Bộ GTVT hoàn chỉnh đề án để trình Chính phủ, các cơ quan tham gia cần tính toán cho từng vùng miền nào dùng đường BTXM. Bộ GTVT và Bộ Xây dựng sẽ cập nhật lại hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới tiêu chuẩn chất lượng đường BTXM. Cần tổ chức hội thảo để đánh giá lại hiện trạng việc sử dụng BTXM, hội thảo sử dụng công nghệ mới dùng cho đường BTXM cho từng loại đường để đánh giá cho phù hợp. Cần kiểm tra toàn thể thiết bị hiện có, nếu công nghệ nào lạc hậu cần phải loại bỏ, ứng dụng công nghệ cho phù hợp với từng loại đường. Cần tính toán hiệu quả kinh tế, đánh giá lại việc xây dựng đường bê tông nông thôn, hiện nay mới là mạnh ai nấy làm chưa có quy chuẩn chung dành cho đường bê tông nông thôn. Đây cũng là cơ sở để triển khai đồng bộ đề án này trên diện rộng, khẳng định tăng cường sử dụng BTXM cho giao thông và cách thức triển khai đồng bộ với các tiêu chí cụ thể.

Theo GS Phạm Huy Khang - Trường Đại học GTVT, với những dự án triển khai đường BTXM cần thiết kế chống ồn, quy hoạch lại hệ thống máy móc đã có. Hiện phương tiện cơ giới để thi công đã nhiều nhưng cần phát minh những sáng kiến trong nước để phù hợp với từng loại địa hình. Hiện nay khâu thiết kế thì chuẩn nhưng những nguyên nhân gây hỏng hóc hiện nay là do người làm (công nhân kỹ thuật chủ yếu là lao động phổ thông), đề nghị giao cho đơn vị đào tạo bổ sung lại nguồn nhân lực triển khai đề án này

Theo baoxaydung

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng