Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Amiăng có độc hại hay không? - lời giải còn bỏ ngỏ

20/06/2014 - 04:45 CH

Tại Hội thảo “Quản lý và sử dụng trong sản xuất tấm lợp ở Việt Nam” do Bộ Xây dựng và Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội vừa tổ chức đã “mổ xẻ” vấn đề quản lý và sử dụng amiăng trắng trong sản xuất và tìm lời giải cho các vấn đề: Amiăng có độc hại hay không? Loại amiăng nào có thể được sử dụng? Tấm lợp amiăng có nguy cơ gây ung thư đến cỡ nào?
Hội thảo này được tổ chức sau khi Bộ Y tế căn cứ vào khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trình Chính phủ kiến nghị cấm sử dụng trong sản xuất xây dựng do nguy cơ gây ung thư cho người. Tại hội thảo, nhiều ý kiến của các chuyên gia và các nhà khoa học đã đưa đến những quan điểm khoa học bất ngờ, tuy nhiên lời giải chung nhất  cho mọi vấn đề nêu trên vẫn đang còn bỏ ngỏ.

Ngành Y tế: Amiăng đều độc hại

Đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng, theo báo cáo của WHO và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các bệnh liên quan đến amiăng là phổi, u trung biểu mô, xơ phổi, ung thư thanh quản, ung thư buồng trứng… Do đó, hai tổ chức này khuyến nghị cấm hoàn toàn mọi dạng amiăng là cách hiệu quả nhất để loại bỏ mọi bệnh liên quan tới loại vật liệu này.

“Theo ước tính của WHO năm 2004, có tới 107 ngàn người chết liên quan tới amiăng. Hiện nay trên thế giới có 54 quốc gia chính thức cấm amiăng, do vậy Việt Nam nên cấm sử dụng amiăng và sử dụng các vật liệu thay thế mà hiện nay hoàn toàn đủ điều kiện” - vị đại diện WHO khuyến cáo.

Cùng quan điểm, dẫn thông tin của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), đại diện Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) khẳng định: “Tất cả các loại amiăng đều gây ung thư và không có ngưỡng an toàn cho các chất gây ung thư”.

“Kết quả nghiên cứu khoa học của Bộ Y tế giai đoạn 2010-2011 tại 6 bệnh viện ghi nhận 447 trường hợp bệnh nghi ngờ liên quan đến amiăng nhập viện thì có 46 trường hợp được chẩn đoán ung thư trung biểu mô màng phổi (chiếm trên 10%)” -  đại diện Cục Quản lý Môi trường Y tế đưa ra dẫn chứng cho quan điểm trên.
   

Sản xuất tấm lợp từ amiăng trắng ở Nhà máy tấm lợp Đông Anh. Ảnh minh họa

: Không có bằng chứng nghiên cứu rõ ràng

Phản bác mạnh mẽ lại quan điểm của đại diện các đơn vị y tế, TS Võ Quang Diệm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Việt Nam - viện dẫn, có tới 149 quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn đang sử dụng amiăng trong sản xuất các sản phẩm, trong đó có cả các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc… Cũng theo TS Diệm: “Không có bằng chứng nghiên cứu rõ ràng nào về độc hại của nó cả”.

Nhưng phản bác của ông Diệm lại không gây băn khoăn với những người làm y tế bằng việc lãnh đạo một doanh nghiệp sản xuất tấm lợp tại Đông Anh (Hà Nội) phát biểu trong “nghẹn ngào”: “Chúng tôi có hàng nghìn cán bộ nhân viên hàng ngày vẫn tiếp xúc trực tiếp với amiăng, 100% đều được khám sức khỏe, chiếu chụp cẩn thận và được chuyên gia y tế đánh giá nhưng không có vấn đề gì nghiêm trọng. Chẳng ai trong chúng tôi chết vì ung thư, quy chụp như thế là “vơ đũa cả nắm” khiến doanh nghiệp lao đao, khốn khó”.

Ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) - cũng cho biết, trong suốt 6 năm (2008-2013), kết quả sau khi Bệnh viện Xây dựng tiến hành khám cho gần 3.600 công nhân các nhà máy sản xuất tấm lợp không phát hiện tổn thương điển hình của bệnh bụi phổi liên quan đến amiăng.

Lời giải còn bỏ ngỏ


“Mọi người có quyền được sống trong không khí trong lành và cái gì có hại cho người dân thì cấm” - ông Lê Hồng Tịnh, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội, bày tỏ. “Tuy nhiên, mọi vấn đề cần nghiên cứu kỹ và có lộ trình cụ thể chứ không được nóng vội” - ông Tịnh cho biết thêm.

Vì vấn đề có tiếp tục sử dụng vật liệu amiăng làm tấm lợp không còn nhiều ý kiến “trái chiều và tranh luận gay gắt, thậm chí bức xúc”, “khó có thể đưa ra kết luận được”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, những vấn đề ảnh hưởng độc hại của amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp cần phải có những nghiên cứu sâu hơn, thuyết phục hơn của các nhà khoa học, các cơ quan chức năng trước khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết sách cuối cùng là “cấm” hay “không cấm”.

Theo PLVN *

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng