Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Chi phí năng lượng đè nặng doanh nghiệp

03/09/2016 - 02:53 CH

Tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2016 “Thách thức cho phát triển bền vững”, do Báo Công Thương và Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) vừa tổ chức, một lần nữa, vấn đề tiết kiệm năng lượng lại được các chuyên gia và doanh nghiệp đề cập, bởi gánh nặng chi phí cho năng lượng trong các doanh nghiệp quá lớn.
TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho hay, công nghiệp trong nước chủ yếu vẫn nặng về khai thác tài nguyên và gia công, lắp ráp, vẫn khuyến khích phát triển những ngành tiêu thụ năng lượng khổng lồ như thép, xi măng, chỉ có 2% doanh nghiệp công nghệ cao. “Ngay cả một nền nông nghiệp, sử dụng quá nhiều nước, cũng là nguyên nhân tiêu tốn nhiều năng lượng và xung đột với thủy điện. Vì lẽ đó, chi phí cho năng lượng càng đè nặng vai doanh nghiệp”, ông Thiên nhấn mạnh.


Dự kiến, Việt Nam sẽ nhập khẩu 17 triệu tấn than vào năm 2020 phục vụ phát triển điện.

Theo Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đề ra mục tiêu phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Cụ thể, năm 2015, năng lượng tiêu thụ toàn quốc của Việt Nam khoảng 55 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), đến năm 2020 đạt khoảng 100 - 110 triệu TOE năng lượng sơ cấp và đạt khoảng 310 - 320 triệu TOE vào năm 2050.

Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức trong lĩnh vực năng lượng, như nhu cầu năng lượng tăng trưởng cao, gây áp lực lớn đến việc đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời, cũng tạo sức ép lớn cho nền kinh tế về vốn đầu tư cho ngành năng lượng. Ngoài ra, Việt Nam hiện nay đang chuyển đổi từ một nước xuất khẩu năng lượng thành nước nhập khẩu năng lượng, dự kiến nhập khẩu khoảng 17 triệu tấn than, chiếm 31% nhu cầu than cho phát triển điện vào năm 2020. Các khoản đầu tư lớn, cải cách thị trường năng lượng là cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong tương lai và duy trì tiếp cận cho mọi đối tượng ở mức giá hợp lý, giảm thiểu lượng khí thải carbon và sự tác động đến môi trường của ngành.

Theo Báo Đầu tư
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng