Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Đẩy nhanh lộ trình ngừng sử dụng amiăng tại Việt Nam

17/03/2017 - 02:56 CH

Ngày 16/3, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức hội thảo “Lộ trình ngừng sử dụng amiăng tại Việt Nam vào năm 2020 và các cam kết quốc tế”.
Theo VUSTA, amiăng là nguyên liệu dùng để sản xuất các sản phẩm từ tấm lợp, ống thoát nước, vách ngăn cách nhiệt, vỏ bọc cho các thiết bị chịu nhiệt độ cao, má phanh. Hầu hết lượng amiăng tại Việt Nam được sử dụng trong sản xuất tấm lợp fibro xi măng, còn lại được phối trộn trong sản xuất má phanh xe hạng nặng, vật liệu bảo ôn cho lò hơi, đường ống dẫn hơi nước. Amiăng màu đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và không còn lưu thông từ cách đây 20 năm. Amiăng trắng là loại sợi amiăng duy nhất còn tiêu thụ thương mại trên thị trường hiện nay.

Theo số liệu báo cáo cho thấy, Việt Nam luôn đứng trong top 10 nước tiêu thụ amiăng nhiều nhất thế giới. Hầu hết amiăng sử dụng cho nhu cầu trong nước được nhập khẩu từ nước ngoài, trung bình hàng năm lượng amiăng tiêu thụ khoảng 60 000 tấn/năm. Đối với người sử dụng tấm lợp có chứa amiăng (các hộ gia đình, nhất là vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo) khi sử dụng lâu ngày tấm lợp bị hư hại, amiăng bị thải bỏ tự do ra môi trường gây nguy hại đến sức khỏe người dân.

Amiăng cũng là chất gây ung thư nghề nghiệp nguy hiểm nhất ước tính gây ra 50% số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp trên thế giới. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại Amiăng vào nhóm 1 là các chất gây ung thư ở người…Tổ chức Lao động Quốc tế và Bộ Y tế Việt Nam cũng đồng quan điểm này. Đặc biệt, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn 7307/VPCP-KGVX ngày 19/9/2014 yêu cầu các bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất Amiăng trắng và lộ trình dừng sử dụng Amiăng vào năm 2020.


Theo TS Trần Anh Thành, đại diện Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế)  cho biết, người lao động làm việc tiếp xúc với tấm lợp tại các nhà máy; hoặc tiếp xúc với má phanh ở các cơ sở sửa chữa ô-tô, xe máy dễ mắc bệnh về phổi cũng như ung thư. Không ít người lao động không được cảnh báo thì không biết, bởi sau khoảng chục năm tiếp xúc với amiăng thì mới phát bệnh. Người dân sống xung quanh khu vực sản xuất sẽ chịu tác động gián tiếp, bị phơi nhiễm do hít bụi trong không khí, nguồn nước… Nếu sống gần các nhà máy sản xuất các vật liệu chứa amiăng, khi có các biểu hiện bệnh đường hô hấp, người dân cần đi khám để kiểm tra và điều trị kịp thời. Người lao động cần sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy định, khám sức khỏe định kỳ.

TS Thành cũng cho rằng, số tiền phải chi cho y tế, môi trường để khắc phục hậu quả của amiăng sẽ gấp nhiều lần so với giá trị kinh tế mà nó mang lại. Ví dụ, theo một thống kê của WHO, năm 2008 giá trị kinh tế sản xuất amiăng mang lại là 802 triệu USD, trong khi chi phí điều trị bệnh do amiăng là 2,4 tỷ USD (gấp ba lần). Vì vậy, chấm dứt sử dụng là biện pháp hiệu quả nhất để dự phòng các bệnh liên quan đến amiăng.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng cho biết, theo Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22-8-2014 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất amiăng trắng, thực hiện chuyển đổi dần việc sử dụng các loại sợi thay thế và xây dựng lộ trình giảm dần tiến tới chấm dứt việc sử dụng sợi amiăng trắng trong sản xuất vật liệu lợp, đáp ứng các tiêu chí an toàn về vệ sinh, môi trường. Các chuyên gia cho rằng, phải nghiêm túc thực hiện đúng lộ trình này, theo hướng giảm ngay nhập khẩu amiăng và có những động thái, chính sách cụ thể, quyết liệt hơn./.

Theo Đangcongsan.vn
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng