Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Từ 2017, Việt Nam bắt đầu thiếu than

03/09/2015 - 04:00 CH

Theo báo cáo Điều chỉnh quy hoạch ngành than do Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp, thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomini) công bố, nhu cầu than cả nước trong quy hoạch điều chỉnh sẽ giảm trên 20% so với dự kiến ban đầu, do vậy đối với các ngành tiêu thụ lớn như phân bón, xi măng, than cũng chỉ đáp ứng đủ 50-70%.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết tại Hội thảo Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (Quy hoạch) do Bộ Công Thương tổ chức sáng 1-9, nhu cầu than cho nhiệt điện, phân bón, , luyện kim.., cũng như điều kiện thăm dò khai thác than có nhiều thay đổi, dự kiến mỗi ngành sẽ thiếu hụt 3-5 triệu tấn than/năm. 



Về phía cơ quan tư vấn lập Quy hoạch, ông Lê Văn Duẩn, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp Vinacomin cho biết: Tổng trữ lượng than Việt Nam đã được điều tra, thăm dò tính đến hết năm 2014 là 46,96 tỷ tấn, trong đó, tài nguyên chắc chắn là 35,85 tỷ tấn. Nhu cầu than tiêu thụ trong nước năm 2015 là 41 triệu tấn, năm 2016 - 2020 tăng lên từ 48-88 triệu tấn, trong đó nhiệt điện chiếm từ 25-62 triệu tấn than. Than trong nước chỉ có khả năng cung cấp đủ cho 27 nhà máy nhiệt điện, trong đó có 23 nhà máy đang vận hành và 4 nhà máy đang xây dựng.

So với quy hoạch, trữ lượng tài nguyên than thăm dò đã giảm 1,77 tỷ tấn. Mức tài nguyên giảm là do cập nhật lại kết quả từ đề án điều tra đánh giá tiềm năng than bể Đông Bắc dưới -300m. Còn các khu vực khác không thay đổi.

Cũng theo ông Duẩn, nhu cầu than cả nước trong quy hoạch điều chỉnh sẽ giảm trên 20% so với dự kiến ban đầu. Dù vậy, từ năm 2017, Việt Nam bắt đầu thiếu than cho nhu cầu trong nước. Đến năm 2020, nhu cầu than, đặc biệt là than cho nhiệt điện rất lớn, cần phải nhập khẩu một số lượng không nhỏ.

VLXD.org (TH/Báo Hải quan)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng