Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Vì sao cổ phiếu TSM hủy niêm yết?

01/06/2015 - 04:15 CH

Theo Quyết định của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đưa ra, gần 3 triệu cổ phiếu TSM của Công ty Cổ phần Xi măng Tiên Sơn sẽ chính thức hủy niêm yết từ ngày 12/6/2015. Nguyên nhân nào khiến cổ phiếu TSM bị hủy niêm yết, chúng ta cùng tìm hiểu.
Việc hủy niêm yết của cổ phiếu TSM chính thức hủy niêm yết từ ngày 12/6/2015 không phải là chuyện bất ngờ, bởi trong 3 năm liên tiếp vừa qua (2012 - 2014), kết quả sản xuất - kinh doanh của Công ty Xi măng Tiên Sơn Hà Tây luôn thua lỗ.

Trong 3 năm qua, kinh doanh của TSM kém hiệu quả, không hoàn thành kế hoạch đề ra. Năm 2014, trong khi hầu hết các doanh nghiệp xi măng được cải thiện đáng kể về doanh thu, lợi nhuận do nhu cầu tiêu dùng xi măng đã tăng trở lại, thì TSM vẫn rất ì ạch, với tổng doanh thu chỉ đạt 37,7 tỷ đồng và lỗ 7,6 tỷ đồng...



Sự đi xuống trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của TSM bắt nguồn từ chính nội tại của doanh nghiệp này. Trong bối cảnh ngành xi măng vẫn được bổ sung nguồn cung từ những nhà máy mới đầu tư với công nghệ tiên tiến, thì TSM vẫn đang sản xuất xi măng theo công nghệ lò đứng, nên rất khó cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.

Hệ quả là chi phí sản xuất của Công ty cao hơn so với các đơn vị sản xuất khác sử dụng công nghệ lò quay (công nghệ lò đứng tiêu hao nhiệt năng nhiều hơn).

Do giá thành sản xuất cao, nên giá bán sản phẩm luôn cao và không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp xi măng trong ngành, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản lượng tiêu thụ và doanh thu của Công ty.

Bên cạnh đó, công tác quản lý chi phí định mức kinh tế - kỹ thuật, điện năng, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị của Xi măng Tiên Sơn Hà Tây cũng chưa hiệu quả. Chưa kể, do sản phẩm kém chất lượng vì công nghệ lò đứng, nên Công ty bị mất nhiều khách hàng lớn và mất thêm nhiều chi phí để xử lý các sản phẩm hư hỏng tại các công trình.

Những năm qua, mặc dù Công ty đã phát triển sản xuất cả các loại vật liệu như gạch block, gạch xây…, nhưng do xi măng là sản phẩm chủ lực, chi phí sản xuất lại quá cao, tồn kho lớn, công ty phải vay thêm vốn lưu động, nên Công ty rất khó khăn về tài chính.

Với tình trạng như vậy, không có “cửa” để cạnh tranh với các thương hiệu xi măng lớn trên thị trường, năm 2015, TSM chỉ dám thông qua kế hoạch rất khiêm tốn với doanh thu đạt 48 tỷ đồng, tăng 27,3% so với thực hiện năm 2014 và lợi nhuận 0 đồng.

Với kết quả sản xuất - kinh doanh này, cổ phiếu TSM bị hủy niêm yết theo quy định tại điểm đ, Khoản 1, Điều 60, Nghị định 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ là tất yếu.

VLXD.org (Báo Đầu tư)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng