Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Bộ Xây dựng đề nghị xây dựng chính sách tăng thuế nhập khẩu đối với VLXD đã sản xuất

20/04/2018 - 03:50 CH

Để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm vật liệu xây dựng trong nước, Bộ Xây dựng đề nghị nghiên cứu xây dựng chính sách tăng thuế nhập khẩu đối với các loại vật liệu xây dựng đã sản xuất được.
Giá trị xuất khẩu năm 2017 đạt 1,67 tỷ USD

Sau khi nhận được Thông báo số 140 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về công tác chuẩn bị Hội nghị chuyên đề về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu, mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Bộ Công Thương đánh giá về tình hình sản xuất, xuất khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng.
 

Theo đó, báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong nước đã phát triển không ngừng và đạt được nhiều thành tựu to lớn với công nghệ hiện đại, từng bước nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng.

Các sản phẩm vật liệu xây dựng cũng cơ bản thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước đồng thời một số sản phẩm vật liệu xây dựng đã xuất khẩu như xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, đá ốp lát...

Cụ thể, sản xuất xi măng trong nước đạt công suất 89 triệu tấn/năm, chiếm 2% sản lượng xi măng thế giới (4,5 tỷ tấn/năm), đứng đầu các nước ASEAN, gấp 1,9 lần Thái Lan (47 triệu tấn/năm) và bằng khoảng 4,85% năng lực sản xuất so với Trung Quốc (gần 2 tỷ tấn/năm).

Gạch ốp lát có công suất 705 triệu m2/năm, bằng 5% so với năng lực sản xuất của thế giới (14 tỷ m2); bằng gần 11% so với năng lực sản xuất của Trung Quốc (7 tỷ m2).

Sứ vệ sinh đạt năng lực sản xuất 20 triệu sản phẩm/năm, chiếm 17% của ASEAN, bằng 1,5% năng lực sản xuất của thế giới và bằng gần 4% năng lực sản xuất của Trung Quốc.

Kính xây dựng, tính đến hết năm 2017, tổng công suất các nhà máy kính phẳng trong nước đạt gần 200 triệu m2 kính quy tiêu chuẩn (QTC)/năm, bằng 2% sản lượng kính thế giới.

"Giá trị xuất khẩu các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu năm 2017 đạt 1,67 tỷ USD, trong đó, gạch ốp lát, sứ vệ sinh đã xuất đi gần 40 nước trên thế giới. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu vật liệu xây dựng đạt 2 - 2,5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 10 - 15%", Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

Đề xuất tăng thuế để thúc đẩy xuất khẩu

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định, song theo Bộ Xây dựng, ngành vật liệu xây dựng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

Cụ thể, các doanh nghiệp xuất khẩu vật liệu xây dựng chưa có chiến lược giới thiệu, quảng bá sản phẩm, chưa có sự liên kết, hợp tác, chia sẻ thông tin thị trường để nâng cao giá trị sản phẩm.

Chính sách thuế xuất khẩu đối với mặt hàng vật liệu xây dựng chưa ổn định, còn thay đổi, làm ảnh hưởng đến tâm lý doanh nghiệp, bạn hàng, giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Xu hướng bảo hộ một số mặt hàng ở một số nước đang diễn ra, gây khó khăn cho việc xuất khẩu sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam.

Thủ tục hành chính trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa còn phức tạp, kéo dài, phát sinh nhiều chi phí. Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, dịch vụ logistic còn cao khiến chi phí giá thành sản phẩm tăng, giảm tính cạnh tranh.

Để thúc đẩy xuất khẩu vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cho rằng, cần triển khai thực hiện quyết liệt Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đồng thời, phải cải cách thủ tục hành chính trong xuất khẩu, vay vốn, nộp thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng cho rằng, cần nghiên cứu xây dựng chính sách tăng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm vật liệu xây dựng trong nước đã sản xuất được, trên cơ sở phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam khi tham gia WTO và cam kết quốc tế khác.

Bố trí nguồn vốn hỗ trợ xuất khẩu trong xúc tiến thương mại, nghiên cứu xây dựng cơ chế thưởng xuất khẩu.

Mặt khác, cũng cần nâng cao năng lực của các cơ quan xúc tiến thương mại để nghiên cứu, điều tra, dự báo thị trường vật liệu xây dựng; công khai các chương trình xúc tiến thương mại hàng năm và các chương trinh khác nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vật liệu xây dựng.

Tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra chống chuyển giá, chống nhập lậu hàng hóa vật liệu xây dựng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kéo chất lượng.

Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ....
 
VLXD.org (TH/ VnEconomy)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng