Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Kiến nghị tăng thuế tài nguyên thay vì áp thuế suất xi măng 5%

25/05/2017 - 02:51 CH

Theo quan điểm của Tiến sỹ Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, giá thành nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ sản xuất xi măng (bao gồm clinker, đá, than...) đã bao gồm cả thuế, vì thế nếu Chính phủ có chủ trương áp thuế đối với xi măng thì có thể tăng thuế tài nguyên để tránh tình trạng bất cập "thuế chồng thuế".
>> Uỷ ban Tài chính Ngân sách Quốc hội: Xi măng không thuộc nhóm chịu thuế 5-20%

Ông Cung cho biết, mặt hàng nguyên liệu than chủ yếu được nhập từ các nước Nga, Úc... và đã phải chịu thuế nhập khẩu. Do đó, nếu áp thuế suất xi măng xuất khẩu 5% như hiện nay thì dẫn đến thực tế gây tranh cãi là: cùng một nguyên liệu nhưng lại phải chịu nhiều lần thuế, dẫn tới việc "thuế chồng thuế". Chưa kể tới việc đối tượng người tiêu dùng lại không phải trong nước nhưng mặt hàng xuất khẩu này lại không được hoàn thuế VAT - thuế đánh vào người tiêu dùng cuối cùng. Điều này là không thỏa đáng, hay có thể nói là "thiệt thòi" cho mặt hàng xi măng nước nhà.

Tiến sỹ Nguyễn Quang Cung nhận định, về vấn đề này, đáng ra trước khi ban hành chính sách, cơ quan quản lý cần phải đánh giá đúng thực tế rằng, nếu áp thuế xi măng xuất khẩu vào thời điểm hiện tại thì sẽ là chưa phù hợp, vì suốt một thời gian dài, Việt Nam là một trong những quốc gia nhập khẩu xi măng. Chúng ta chỉ mới vừa cân bằng được tình hình tiêu thụ trong nước và bắt đầu xuất khẩu. Đáng ra, ở giai đoạn này, thay vì được tạo điều kiện khuyến khích xuất khẩu thì xi măng lại bị  áp thuế chồng thuế, bị "kìm hãm" trong khi còn chưa gây dựng được thương hiệu lớn mạnh.

"Nếu có chủ trương tăng thuế 5% đối với mặt hàng xi măng xuất khẩu, thì tôi cho rằng chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của ngành trong giai đoạn này, và thực sự sẽ "gây khó" cho ngành xi măng; còn tôi không bàn đến vấn đề đúng - sai của chủ trương. Hơn nữa, xi măng là sản phẩm hoàn thiện, không phải "Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm" và không thuộc nhóm 211 nên không nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật thuế xuất nhập khẩu 107, hay nói cách khác là không thuộc diện bị áp thuế xuất khẩu 5%" - ông Cung phân tích vấn đề.
 

Để hạn chế xuất khẩu tài nguyên, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị tăng thuế tài nguyên thay vì áp thuế suất xi măng 5%. Ảnh minh họa.

Cũng theo phân tích của ông Cung, đối chiếu với tình hình sản xuất xi măng trong nước, nếu đánh thuế tài nguyên tăng lên thì nhà nước thu được thuế đáng kể hơn nhiều so với thu thuế xi măng xuất khẩu. Do vậy, nếu có chủ trương áp thuế 5% đối với mặt hàng này thì ông đề xuất kiến nghị tăng thuế suất tài nguyên thay vì áp thuế 5%. Vì như vậy, vừa tránh được bất cập "thuế chồng thuế", vừa tháo gỡ được khó khăn cho cả ngành hàng xi măng nước nhà.

Bên cạnh đó, thực tế hiện nay còn tồn tại một nghịch lý là: cùng mua xi măng của một nhà máy nhưng trong khi doanh nghiệp trong nước phải chịu thuế VAT và khi xuất khẩu không được hoàn thuế; thì doanh nghiệp nước ngoài lại không phải chịu thuế VAT. Thực tế này đã dẫn tới việc các doanh nghiệp thương mại trong nước bị "thua thiệt" ngay trên sân nhà và phải đi gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, ông Cung cũng kiến nghị cần phải hoàn thuế VAT cho mặt hàng xi măng xuất khẩu để đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp.

Theo ĐS&PL
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng