Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Thất thoát ngân sách trong nhiều dự án khai thác khoáng sản tại Ninh Bình

05/11/2021 - 02:37 CH

Bị Thanh tra Chính phủ điểm mặt, 20 dự án khai thác khoáng sản ở Ninh Bình đều có nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Thanh tra Chính phủ mới có thông báo kết luận thanh tra số 465 về công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời kỳ từ 2011 - 2018.

Tại kết luận này, Thanh tra Chính phủ đã thông tin về kết quả thanh tra của 20 dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Qua kiểm tra 20 dự án, có 12 dự án của 10 chủ đầu tư chưa được cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành. 

Trong đó có 2 dự án của doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường gồm: Dự án khai thác đất tại mỏ đất đá hỗn hợp đồi Thông Tin và dự án khai thác đá tại núi Voi Trong, xã Đông Sơn, TP.Tam Điệp.

Dự án khai thác mỏ đá Núi Bài Thung của Công ty CP Đầu tư thương mại Thiên Tân; dự án chế biến đá tại mỏ đá xã Gia Minh của Công ty TNHH Thảo Anh Gia Sinh; dự án đá vôi tại xã Gia Hòa của Công ty CP Vissai Ninh Bình.

Dự án khai thác mỏ đất Ba Mào và dự án khai thác mỏ đá núi Hống của Tổng Công ty Xây dựng và Lắp máy Việt Nam; dự án khai thác đá vôi tại mỏ núi Thung Chuông của Công ty TNHH An Thành Long; dự án khai thác và chế biến đá vôi tại mỏ đá phía Đông Bắc núi Thung Chuông của Công ty CP Đầu tư phát triển Quang Minh Ninh Bình;

Dự án khai thác đá vôi Hang Nước II của Công ty CP Xi măng Hướng Dương; Dự án khai thác mỏ đá vôi núi Mả Vối của Công ty TNHH đá Việt Hồng Quang; Dự án khai thác đá hỗn hợp khu vực Đồi Ngang của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Phát triển Xuân Thành.


Thanh tra Chính phủ chỉ rõ việc để xảy ra sai phạm tại các dự án trong thời gian dài thuộc về UBND tỉnh Ninh Bình và các đơn vị.

Theo kết luận, có nhiều dự án đã khai thác khoáng sản trong thời gian dài nhưng chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt…

Một số dự án khai thác khoáng sản vượt công suất với khối lượng lớn trong nhiều năm, dẫn đến các biện pháp, phương án bảo vệ môi trường đã thực hiện chưa đáp ứng được, nhưng chủ đầu tư không lập lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc không xin phép cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Có 18/20 dự án chưa có trạm cân tại khu vực khai thác, dẫn đến không quản lý được khối lượng khoáng sản khai thác thực tế, không quản lý được trọng tải của xe vận chuyển khoáng sản khi ra khỏi khu vực mỏ.

Công tác đảm bảo an toàn lao động tại một số dự án khai thác khoáng sản chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức, tại một số mỏ khai thác không đúng thiết kế dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ về tai nạn lao động.

Bên cạnh đó, phần lớn người lao động tại các mỏ là lao động phổ thông, ít kinh nghiệm, chủ quan, lơ là, thiếu ý thức phòng ngừa tai nạn lao động (giai đoạn 2016-2018 toàn tỉnh Ninh Bình đã xảy ra 179 vụ tai nạn lao động trong đó khai thác khoáng sản là 57 vụ; có 2 vụ có người chết liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản).

Về phí bảo vệ môi trường, qua thanh tra 20 dự án cho thấy, một số chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản thực hiện việc quy đổi, kê khai khối lượng để tính phí bảo vệ môi trường không đúng quy định.

Không quy đổi từ m3 ra tấn hoặc có quy đổi nhưng hệ số thấp hơn hệ số do UBND tỉnh quy định, không nhân với hệ số khai thác lộ thiên gây thất thu ngân sách nhà nước. Thanh tra Chính phủ tạm tính số tiền phí bảo vệ môi trường còn thiếu của 5 doanh nghiệp là gần 1,5 tỷ đồng.

Về thuế tài nguyên, còn 3/5 chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản để sản xuất xi măng gồm: Công ty Cổ phần xi măng Hướng Dương, Công ty TNHH Duyên Hà, Công ty cổ phần xi măng Hệ Dưỡng chưa thực hiện quy đổi khối lượng theo hệ số 1,6 tấn/m3 để nộp sung thuế tài nguyên đối với khối lượng khoáng sản khai thác từ tháng 4/2017 trở về trước.

Áp dụng hệ số quy đổi 1,6 tấn/m3 để tạm tính số tiền thuế tài nguyên của 3 đơn vị nêu trên còn thiếu là 32,5 tỷ đồng.

Theo Thanh tra Chính phủ, các tồn tại, vi phạm nêu trên trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư dự các án khai thác khoáng sản, trách nhiệm liên quan thuộc UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh Ninh Bình.

VLXD.org (TH/ Tri thức và cuộc sống)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng