>> TPHCM sẽ di dời các nhà máy, trạm nghiền xi măng
>> TPHCM: Kiến nghị không đầu tư mới các cơ sở sản xuất xi măng trên địa bàn
>> TPHCM buộc Xi măng Hà Tiên 1 phải rời khỏi Thủ Đức
Đối với các nhà máy,
trạm nghiền xi măng đạt yêu cầu vệ sinh môi trường hiện hữu, TP.HCM sẽ di dời vào các khu công nghiệp trên địa bàn hoặc đến những địa phương có quy hoạch phù hợp. Đơn cử, công ty cổ phần Ba Ta Co sẽ phải ngừng hoạt động từ năm 2018; Công ty cổ phần Phát triển Sài Gòn hoạt động đến hết thời hạn thuê đất năm 2020, sau đó di dời vào khu công nghiệp; Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 hoạt động đến hết thời hạn chứng nhận đầu tư cấp cho dự án năm 2057, sau đó cũng phải di dời vào các khu công nghiệp hoặc địa phương khác…
Phương án này nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường nhưng vẫn đảm bảo
doanh nghiệp tiếp tục hoạt động trạm tiếp nhận, đáp ứng yêu cầu kinh doanh, phân phối cho thị trường.
Sở Xây dựng TP.HCM cho biết TP.HCM sẽ điều chỉnh theo hướng không đầu tư mới các cơ sở sản xuất xi măng. Ảnh minh họa.
Hiện TP.HCM có tổng cộng 10 trạm nghiền, trạm tiếp nhận và phân phối
xi măng với tổng công suất 10,115 triệu tấn/năm, không đủ cung cấp cho nhu cầu của thành phố. Năng lực các cơ sở xi măng hiện có là 13,44 triệu tấn, còn thiếu 3,325 triệu tấn/năm so với nhu cầu năm 2020 nên cần nguồn cung ứng xi măng từ các
nhà máy xi măng khác trong nước để cung cấp cho nhu cầu thành phố.
Do đó, thành phố sẽ đầu tư mới, bố trí chuyển đổi một số trạm tiếp nhận thay thế trạm nghiền xi măng trong các khu công nghiệp để lưu trữ xi măng nhập về từ nơi khác.
Trước mắt, TP.HCM dự kiến sẽ đầu tư 3 trạm tiếp nhận với tổng công suất 3,6 triệu tấn/năm, trong đó, xem xét ưu tiên cho các nhà máy xi măng đang có trạm nghiền trên địa bàn. Công suất mỗi cơ sở là 1,2 triệu tấn/năm, diện tích đất yêu cầu cho mỗi cơ sở khoảng 2,5 héc ta.
Như vậy, đến năm 2020, tổng sản lượng xi măng được cung ứng trên địa bàn TP.HCM sẽ là 13,715 triệu tấn.
VLXD.org (TH/TBKTSG)