Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sự kiện

Công ty CP Sông Đà Cao Cường đầu tư xây dựng DA xử lý tro xỉ tại Cụm Nhiệt điện Vĩnh Tân

21/11/2021 - 09:46 SA

Ngày 18/11, tại Hải Dương, Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường đã tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về việc triển khai đầu tư xây dựng tổ hợp nhà máy xử lý tro xỉ và sản xuất cấu kiện bê tông tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) và Dự án nhà lắp ghép mẫu sử dụng tấm panel SCL (phường Phả Lại, thành phố Chí Linh, Hải Dương).

Phát biểu tại Hội thảo, ông Kiều Văn Mát, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường mong muốn được lắng nghe ý kiến, sự tham gia đóng góp và chỉ đạo; đặc biệt là định hướng của Bộ Xây Dựng để Công ty chuẩn bị khởi công dự án quy mô lớn. Tổ hợp nhà máy xử lý tro xỉ và sản xuất cấu kiện bê tông tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (tỉnh Bình Thuận) là dự án tầm cỡ quốc gia; ảnh hưởng đến các hàng hóa xuất khẩu quốc tế.

Tổ hợp nhà máy xử lý tro xỉ và sản xuất cấu kiện bê tông tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tại Bình Thuận là một dự án trọng điểm của quốc gia. Vì vậy, Công ty đã tập trung mọi nguồn lực, chuẩn bị đầy đủ nguồn nguyên liệu đầu vào và các thị trường tiêu thụ để đảm bảo dự án đạt hiệu quả. Qua quá trình làm việc vừa qua, Công ty đang rất có uy tín trên thị trường của Lào. Các dự án của Lào hiện đang được Công ty gần như cung cấp toàn bộ. Điều này đã giúp tăng hiệu quả kinh tế, công ty có nguồn lực để tái đầu tư cho hệ thống khoa học công nghệ và các vấn đề liên quan đến xử lý tro xỉ.

Sau khi nghe lãnh đạo Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường giới thiệu về Dự án nhà lắp ghép mẫu sử dụng tấm panel SCL và Dự án xử lý tro xỉ tại Cụm nhiệt điện Vĩnh Tân, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đưa ra những ý kiến góp ý cho việc triển khai đầu tư xây dựng dự án.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Văn Bắc nhận định, hướng phát triển của Công ty trùng với định hướng phát triển của Nhà nước hiện nay. Nhiều đề xuất của Bộ Xây dựng trình lên Chính phủ khi qua ý kiến của các Bộ ngành được nhiều Bộ ngành ủng hộ nhưng không phải toàn bộ. Do đó, nhiều chính sách đã bị cắt giảm. Những đơn vị trực tiếp sản xuất, sử dụng và xử lý các loại chất thải và sản phẩm đó không được hưởng các chế độ như mong muốn. Cho đến hiện tại, các doanh nghiệp vẫn có thể trụ vững và có hướng phát triển, đó là một điều rất tốt, là sự nỗ lực đáng hoan nghênh. Qua sự đầu tư phát triển của công ty ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực xử lý tro xỉ, tôi thấy hiện nay bước đầu xử lý có hiệu quả tro bay và thạch cao. Từ chất thải nguy hại trở thành sản phẩm có tác dụng đối với ngành sản xuất công nghiệp. Có thể thấy được việc đầu tư áp dụng công nghệ để xử lý hai loại chất thải là tro bay và chất thải gyps trở thành tro bay và thạch cao nhân tạo sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng. Đó là thành công bước đầu được ghi nhận.

Góp ý về 2 dự án sắp tới của Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường, ông Phạm Văn Bắc chia sẻ, đối với Dự án nhà lắp ghép, nếu như theo Công ty giới thiệu, thực ra nhà lắp ghép không phải bây giờ mới có mà đã có từ lâu. Tuy nhiên, sau đó bị quên lãng và hiện tại đang được xây dựng lại. Chúng ta phải nghiên cứu để thấy được cái bất hợp lý, tại sao thời gian trước phải dừng lại và không thể tiếp tục tồn tại. Nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ để thấy được những nhược điểm của giai đoạn trước để khắc phục tại nhà lắp ghép mới này thì đó là một vấn đề lớn.

Trong vấn đề nhà lắp ghép này, Công ty nói rằng là nhà thu nhập thấp. Tuy nhiên, khi khẳng định được chất lượng và giá thành thì không thể là nhà thu nhập thấp. Theo tôi, nhà lắp ghép phải được định hướng vào các dự án của các tập đoàn lớn, loại nhà 3 - 4 hoặc 4 - 5 tầng. Đây là những loại có thể thi công nhanh, đảm bảo chất lượng mà lại nhẹ thì rất ổn.

Đối với dự án xử lý tro bay tại Bình Thuận, Công ty cần phải làm kỹ hơn nữa đối với địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tại Bình Thuận việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng này không đáng kể nhưng nếu chở tro bay vào Thành phố Hồ Chí Minh hay Vũng Tàu, thì dễ dàng đạt 8 - 9 triệu tấn. Công ty phải nghiên cứu, tính toán sản phẩm làm ra tại Bình Thuận không phải để tiêu thụ ngay tại tỉnh mà phải đi đường thủy tới các tỉnh khác để phát triển được loại vật liệu xây dựng này. Đây là một hướng để Công ty không những sản xuất tro bay để sử dụng vào bê tông ở đây mà còn xử lý để bán ra thị trường xi măng tại Việt Nam và xuất khẩu ra nước ngoài.

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường và Viện Vật liệu xây dựng ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, trao đổi hoạt động khoa học công nghệ cùng nhiều hoạt động khác.

VLXD.org (TH/ Xây dựng)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng