Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sự kiện

Dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng - Kinh nghiệm quốc tế và Vương quốc Anh

25/02/2022 - 03:31 CH

Ngày 24/2, Bộ Xây dựng phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ireland tổ chức Hội thảo “Dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng - Kinh nghiệm quốc tế và Vương quốc Anh”. Tham gia hội thảo có đại biểu của các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng địa phương, Viện nghiên cứu, hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm

Ông Marcus Winsley, Phó Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam cho biết, trước những cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tại COP26 với mục tiêu đưa phát thải dòng về 0 vào năm 2050, Vương quốc Anh mong muốn hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu cam kết đầy tham vọng này.

Vương quốc Anh là một trung tâm quốc tế về thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyên môn xanh. Về công trình xanh, Vương quốc Anh cũng đã có chuyên môn trong toàn bộ vòng đời của công trình từ quy hoạch đến thiết kế, tư vấn, kỹ thuật, quản lý dự án, xây dựng, vận hành, duy tu bảo hành… Chính sách của Chính phủ Anh quốc công bố các quy định mới nêu rõ những công trình nhà ở mới xây dựng phải giảm phát thải CO2 30% so với các tiêu chuẩn hiện nay, các công trình xây dựng mới như văn phòng, nhà hàng, cửa hàng giảm 27%.

 


Ông Marcus Winsley đồng thời giới thiệu ARUP - một Công ty hàng đầu của Vương quốc Anh trong lĩnh vực xây dựng với các cam kết phát triển bền vững, các chuyên gia của ARUP sẽ chia sẻ nhiều nội dung hữu ích trong lĩnh vực phát triển xây dựng xanh.

Ông Neil Harvey, Tổng giám đốc ARUP tại Việt Nam cho biết, ARUP tập trung vào các dự án lớn, những phân khúc hướng tới môi trường nhiều hơn như tòa nhà Landmark 81. Hiện ARUP đang thiết kế kiến trúc cho sân bay Long Thành tại tỉnh Đồng Nai, thiết kế dự án nhà Operahouse cùng Sungroup… Các dự án này đều hướng tới phát triển bền vững và đó là một trong những thành tố hết sức quan trọng trong các dự án.

Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn mà ARUP phải đối mặt trong quá trình tư vấn là làm thế nào khuyến khích các chủ đầu tư hướng tới giải pháp xanh nhiều hơn, bền vững nhiều hơn, giảm thiểu sử dụng các nhiên liệu hóa thạch. Rất nhiều chủ đầu tư mới chỉ tính đến việc sử dụng các vật liệu sao cho tiết kiệm vốn đầu tư ban đầu, không nghĩ đến phát triển bền vững.

Hướng tới phát thải cacbon thấp

Chuyên gia Kristian Steele đến từ ARUP chia sẻ những kiến thức chuyên sâu về 3 loại nhãn hiện nay trên Thế giới: Nhãn môi trường của bên thứ ba, tự công bố những khẳng định về môi trường và tuyên bố sản phẩm môi trường được bên thứ ba thẩm định. Trong đó khẳng định, việc đánh giá vòng đời (Life Cycle Assessment – LCA) là phương pháp khoa học, phân tích tác động đối với môi trường của một sản phẩm, dự án hoặc quy trình bằng cách mô tả và đánh giá năng lượng vật liệu được sử dụng và phát thải ra môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm.

LCA là bức tranh chi tiết và cân bằng, trong đó bao gồm cả việc khai thác vật liệu, các quy trình sản xuất sơ cấp và thứ cấp, quá trình vận chuyển, sử dụng và thải loại. LCA dựa vào các số liệu và công cụ chắc chắn, kiến thức chuyên môn để diễn giải kết quả và tính minh bạch về các nguồn dữ liệu, phương pháp luận để bảo đảm chắc chắn rằng kết quả đầu ra hỗ trợ hoạt động ra quyết định.

Đối với ngành Xây dựng, toàn bộ vòng đời cacbon bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với công trình xây dựng như: Xây dựng, vận hành, sử dụng, kết thúc vòng đời.

LCA có thể sử dụng trong ngành Xây dựng với mục đích: Đo lường tính hiệu quả hiện tại và giám sát, theo dõi những cải tiến; đánh giá lợi ích của các quy trình sáng tạo trong sản xuất; so sánh các vật liệu thực hiện các chức năng giống nhau; so sánh các thiết kế công trình trong vòng đời dự kiến.

Chuyên gia Kristian Steele khuyến nghị, nên tính toán, cân nhắc phát thải cacbon ngay từ đầu để tối đa hóa cơ hội giảm thiểu phát thải cacbon.

Bên cạnh đó, chuyên gia Sara Dethier đến từ ARUP cho biết, các quốc gia châu Á có chương trình dán nhãn năng lượng phát triển nhất: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore; các quốc gia châu Á mới triển khai gần đây: Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Trong đó, việc xây dựng tuyên bố sản phẩm môi trường (EPD) cho các sản phẩm xây dựng và ứng dụng chúng trong thiết kế đều mang tính tự nguyện ở hầu hết các quốc gia này và khu vực châu Á. Trong ngành sản xuất, các tổ chức coi EPD có vai trò quan trọng đối với sản phẩm của họ như là công cụ để truyền thông, thông tin về môi trường.

Một số cơ sở dữ liệu trực tuyến của quốc gia và khu vực, ví dụ như ECO Platform được xây dựng để hỗ trợ việc thống nhất các phương pháp luận cũng như quy trình triển khai để hình thành các EPD trong ngành Xây dựng.

Các chuyên gia của ARUP khuyến nghị, các nhà hoạch định chính sách có thể thúc đẩy sự phát triển hướng tới các công trình có phát thải cacbon thấp bằng cách áp dụng các chính sách và quy định nhằm cắt giảm lượng phát thải trong các công trình; các chính sách và quy định sẽ tiếp tục điều chỉnh hoạt động của các công trình, trọng tâm đặt vào hoạt động hiệu quả về năng lượng.

Trên thế giới ngày càng có nhiều chính sách và quy định điều chỉnh phát thải cacbon, nên các ngành phải dự báo thay đổi để chuẩn bị ban hành chính sách mới một cách phù hợp. Một số quốc gia như Pháp, Hà Lan, Đan Mạch và Thụy Điển đang hướng tới áp dụng theo luật các yêu cầu về LCA và EPD trong ngành Xây dựng.

Chưa có quy định về dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng

Từ những chia sẻ của các chuyên gia trong nước và quốc tế cho thấy, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới việc áp dụng theo luật các yêu cầu về đánh giá vòng đời (LCA) và tuyên bố sản phẩm môi trường (EPD) trong ngành Xây dựng, thì tại Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể về dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm, hàng hóa VLXD.

Ông Nguyễn Công Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng cho biết, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cũng như Nghị định hướng dẫn quy định rất rõ các đối tượng, phương tiện, thiết bị phải yêu cầu dán nhãn năng lượng. Quá trình này rất thành công trong những năm qua đối với các nhóm thiết bị máy móc công nghiệp, động cơ, phương tiện giao thông, đặc biệt là nhóm thiết bị gia dụng sử dụng điện cho các hộ gia đình thì việc sử dụng nhãn năng lượng rất phổ biến. Tuy nhiên, đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng việc dán nhãn năng lượng còn rất hạn chế. Chỉ có thể thấy một số sản phẩm về kính low e, kính tiết kiệm năng lượng được dán nhãn của nhà sản xuất, còn phần lớn các sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng trên thị trường đều chưa được dán nhãn năng lượng.

Trong khi đó, việc sản xuất, phân phối, sử dụng sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng trong các công trình xây dựng chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng mức sử dụng năng lượng và giá trị sản xuất ngành Xây dựng. Và, nội dung Quyết định số 280 ngày 13/03/2019 đặt mục tiêu đến năm 2030, dán nhãn năng lượng cho 50% vật liệu xây dựng có yêu cầu cách nhiệt sử dụng trong công trình.

Bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Trung tâm thiết bị, môi trường và an toàn lao động, Viện Vật liệu xây dựng chia sẻ về các quy định liên quan đến nhãn năng lượng ở Việt Nam khá đầy đủ, như: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/03/2011 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Xây dựng; Nghị định số 09/2021/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng; Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng; dự thảo Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/03/2019 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả giải đoạn 2019-2030; QCVN số 09 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; TCVN9258:2012 – Hướng dẫn thiết kế chống nóng cho nhà ở…  

Tuy nhiên, việc dán nhãn mới chỉ thực hiện bắt buộc với các nhãn năng lượng thiết bị đồ gia dụng, thiết bị văn phòng và thương mại, thiết bị công nghiệp, phương tiện sử dụng giao thông vận tải.

Từ đó, bà Nguyễn Thị Tâm đề xuất dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng, kính xây dựng, cửa, các sản phẩm tham gia vào kết cấu tường bao, mái che… Trong đó, đề xuất Bộ Xây dựng xây dựng, ban hành văn bản quy định liên quan; nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về đánh giá dãn nhãn năng lượng cho sản phẩm vật liệu xây dựng; nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao năng lượng cho một số sản phẩm vật liệu xây dựng…

 

VLXD.org (TH/ TC Xây dựng)
 

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Thương hiệu vật liệu xây dựng